Trợ giảng đại học công lập phải đáp ứng tiêu chuẩn nào? Lương trợ giảng bao nhiêu tiền?
1. Trợ giảng đại học công lập phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Theo Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23 như sau:
- Nhiệm vụ:
+ Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài;
+ Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
+ Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
+ Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
+ Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).
2. Lương trợ giảng bao nhiêu?
Theo Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương như sau:
- Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
+ Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
+ Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
+ Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
- Việc xếp lương chức danh nghề nghiệp thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn lại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.
Như vậy, bạn vừa được trúng tuyển chức danh nghề nghiệp trợ giảng nên sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến 4,98. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn mới ra trường nên có thể sẽ được hưởng hệ số lương 2.34. Cho nên, lương trợ giảng là 3.486.600 đồng (lương cơ sở hiện nay 1.490.000 đồng).
Tuy nhiên, để chính xác nhận bạn nên xem lại quyết định tuyển dụng về hệ số lương được hưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm Tháng 11 2024 - Lịch vạn niên Tháng 11 2024 đầy đủ, mới nhất? Tháng 11 âm lịch có ngày lễ lớn nào không?
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Kết hôn cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết có được đăng ký kết hôn?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024?