Ai có thẩm quyền quyết định miễn gọi nhập ngũ? Bị phong thấp có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Ai có thẩm quyền quyết định miễn gọi nhập ngũ?
Ai có thẩm quyền quyết định miễn gọi nhập ngũ? Mình muốn hỏi là trong trường hợp công dân nam được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật thì ai có thẩm quyền ra quyết định miễn gọi nhập ngũ? Mong nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 42 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp công dân nam được miễn gọi nhập ngũ theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền ra quyết định miễn gọi nhập ngũ.
Bị phong thấp có được miễn nghĩa vụ quân sự?
Bị phong thấp có được miễn nghĩa vụ quân sự? Em bị phong thấp thì có thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự không ạ? Xin tư vấn cho em cụ thể trường hợp này.
Trả lời:
Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các trường hợp sau đây được miễn gọi nhập ngũ:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Như vậy bạn phải thuộc 1 trong các trường hợp nêu trên mới được miễn gọi nhập ngũ. Trường hợp bạn bị phong thấp không phải là căn cứ để được miễn nghĩa vụ quân sự.
Thế nào được xem là lao động duy nhất trong gia đình theo Luật nghĩa vụ quân sự?
Thế nào được xem là lao động duy nhất trong gia đình theo Luật nghĩa vụ quân sự? Hiện nay em đang trong độ tuổi nhập ngũ nhưng trong gia đình có ông bà ngoại đã ngoài 70 tuổi, mẹ đã 42 tuổi và em trai 11 tuổi thì em có được xếp vào lao động duy nhất và được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Trả lời:
Theo điểm b khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định một trong các trường hợp được tạm gọi nhập ngũ:
Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Như vậy bạn chỉ được tính là lao động duy nhất khi phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
Trường hợp ông bà ngoại đã ngoài 70 tuổi thì có thể xác định là không có khả năng lao động và em trai 11 thì có thể xác định là chưa đến tuổi lao động. Tuy nhiên còn mẹ của bạn 42 tuổi thì chưa chắc chắn không còn khả năng lao đông.
Như vậy nếu muốn chứng minh bạn là lao động duy nhất thì phải chứng minh được là mẹ của bạn không còn khả năng lao động (Phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận). Nếu được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận thì bạn sẽ thuộc trường hợp là lao động duy nhất và sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?