Chửi công an giao thông thì bị phạt bao nhiêu tiền? Chống đối người thi hành công vụ có vi phạm pháp luật hay không?
1. Chửi công an giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 2, Khoản 4 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ, trong đó:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
+ Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
+ Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, Nghị định 208/2013/NĐ-CP thì người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
Có thể thấy, đối với công an giao thông đang thực hiện nhiệm vụ được xem là người thi hành công vụ. Tuy nhiên, bố anh chửi công an giao thông vì uống rượu không kiểm soát được hành vi của mình được xem là có lời nói lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm với người thi hành công vụ. Do đó, có thể bị phạt từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng. Đồng thời, buộc phải xin lỗi công khai.
2. Chống đối người thi hành công vụ có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 330 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
+ Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, nếu người nào có hành vi chống đối, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì đã vi phạm Điều 330 Bộ luật hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?