Điều trị bệnh ung thư được nghỉ bao nhiêu ngày? Chế độ ốm đau dài ngày có áp dụng cho nhiều năm không?
1. NLĐ mắc ung thư được nghỉ bao nhiêu ngày để điều trị bệnh?
Tôi bị phát hiện mắc ung thư dạ dày, bác sĩ có yêu cầu tôi phải nhập viện để điều trị. Vậy tôi được nghỉ bao nhiêu ngày để chữa bệnh ạ? Và những ngày tôi nghỉ thì tôi có được nhận lương từ công ty không?
Trả lời:
Căn cứ Thông tư 46/2016/TT-BYT thì bệnh ung thư các loại thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Cụ thể là tối đa 180 ngày tính cả ngày lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Tại Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Căn cứ những quy định trên, chị bị bệnh ung thư và đang phải điều trị cơ sở khám chữa bệnh nên chị có thể nghỉ tối đa 180 ngày. Ngoài ra, nếu nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì sẽ được hưởng tiếp chế độ ốm đau theo quy định cụ thể trên. Trường hợp chị nghỉ hưởng chế độ ốm đau thì công ty sẽ không phải trả lương mà cơ quan BHXH sẽ chi trả chế độ cho chị.
**Về mức hưởng chế độ ốm đau, sẽ được thực hiện theo Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Người lao động nghỉ ốm đau thông thường và nghỉ ốm đau dài ngày tối đa 180 ngày thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Trường hợp nghỉ hết 180 ngày đối với bệnh dài ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng chế độ ở mức thấp hơn,
+ Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Như vậy, chị vui lòng đối chiếu quy định trên với trường hợp cụ thể của mình để tính mức hưởng chế độ ốm đau khi mắc bệnh dài ngày.
2. Chế độ ốm đau dài ngày có áp dụng cho nhiều năm?Trường hợp người lao động bị ốm dài ngày và hưởng chế độ từ tháng 1/2020. Đến tháng 01/2022 vẫn tiếp tục hưởng thì thời điểm hiện nay sẽ được hưởng chế độ ốm đó trong bao lâu?
Trả lời:
Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, khi đáp ứng điều kiện nêu trên thì người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Theo Điều 26 Luật này thì thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
- Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
+ Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
+ Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Do đó tùy tình trạng bệnh để xác định số ngày nghỉ ốm đau cho NLĐ và thời gian nghỉ ốm đau tối đa nêu trên được tính theo năm. NLĐ khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau sẽ có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và sẽ nộp lại cho công ty để làm thủ tục hưởng chế độ. Do đó, trường hợp năm 2014 NLĐ nghỉ ốm đau, tuy nhiên đến năm 2016 thì nếu đủ điều kiện họ vẫn được hưởng chế độ.
3. Chậm nộp hồ sơ có được hưởng chế độ ốm đau?
Trường hợp em nộp chậm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau hơn 2 tháng thì có được hưởng nữa không ạ?
Trả lời:
Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.
2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Khi quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng so với thời gian quy định thì người sử dụng lao động phải có văn bản giải trình về lý do chậm nộp kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau, thai sản gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý. Như vậy, khi đáp ứng đủ điều kiện trên thì người lao động vẫn được hưởng chế độ ốm đau.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?