Tiếp nhận, quản lý nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khó khăn thiên tai, dịch bệnh thế nào?
Điều 9 Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định về tiếp nhận, quản lý nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khó khăn thiên tai, dịch bệnh như sau:
1. Tiếp nhận, quản lý tiền đóng góp tự nguyện:
a) Các tổ chức, cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 2 Nghị định này mở một tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong thời gian tiếp nhận. Trường hợp Ban Vận động cấp tỉnh trở lên không có quyết định kéo dài thời gian tiếp nhận, thì các tổ chức, cơ quan, đơn vị không được tiếp nhận thêm tiền đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản (Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại) về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện;
Các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức là đầu mối tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện của các tập thể, cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị mình đóng góp để ủng hộ các địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố thì nộp toàn bộ số tiền huy động được vào tài khoản riêng của cơ quan vận động cùng cấp được mở để tiếp nhận, quản lý tiền đóng góp tự nguyện;
b) Đối với địa phương không bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố: Ban Vận động cấp xã chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động cấp huyện hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Ban Vận động cấp tỉnh; Ban Vận động cấp huyện chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động cấp tỉnh; Ban Vận động cấp tỉnh chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động Trung ương để tổng hợp, cân đối phân phối hỗ trợ địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc chuyển trực tiếp cho Ban Vận động địa phương nơi bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
c) Đối với địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố: Ban Vận động cấp xã, cấp huyện báo cáo Ban Vận động cấp trên về kết quả tiếp nhận, kế hoạch phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện và chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động cấp trên hoặc giữ lại để phân phối, sử dụng trực tiếp hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố ngay trên địa bàn theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này;
d) Trường hợp các tổ chức, cá nhân ủng hộ bằng ngoại tệ, Ban Vận động bán số ngoại tệ cho ngân hàng thương mại và nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cùng cấp.
2. Tiếp nhận, quản lý hiện vật đóng góp tự nguyện:
a) Ban Vận động các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị cùng cấp hướng dẫn thành lập các điểm tiếp nhận hiện vật đóng góp tự nguyện. Toàn bộ hiện vật đóng góp tự nguyện phải được giao, nhận đầy đủ về số lượng, chủng loại; bảo quản, lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định tại các điểm tiếp nhận hoặc kho tiếp nhận theo chỉ định của Ban Vận động. Căn cứ tình hình thực tế, các đơn vị tiếp nhận hiện vật đóng góp tự nguyện có thể sử dụng tạm thời kho chứa hàng hóa, trụ sở của cơ quan mình hoặc thuê kho tàng bến bãi làm nơi tập kết;
b) Trường hợp cần phải hỗ trợ khẩn cấp, giải phóng nhanh hiện vật đóng góp tự nguyện tại điểm tiếp nhận, Ban Vận động quyết định phân phối ngay nhu yếu phẩm (quần áo, lương thực, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm khác) cho các đối tượng được hỗ trợ;
c) Trường hợp hiện vật đóng góp tự nguyện bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý thì Ban Vận động tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu giá tài sản và nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cùng cấp; trường hợp Ban Vận động cấp xã tiếp nhận hiện vật và tổ chức bán đấu giá thì nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cấp huyện.
3. Những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể thì Ban Vận động có trách nhiệm thực hiện theo đúng cam kết.
4. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tiếp nhận để chuyển giao các khoản hỗ trợ khẩn cấp từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai theo quy định hiện hành.
5. Căn cứ hướng dẫn của Ban Vận động Trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và chuyển giao cho Ban Vận động Trung ương, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc giữ lại để sử dụng trực tiếp hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
6. Các quỹ từ thiện tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp tự nguyện vận động được và phân phối theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này. Trường hợp hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và kêu gọi, vận động để hỗ trợ ngoài phạm vi hoạt động, các quỹ từ thiện tiếp nhận, sau đó chuyển giao cho Ban Vận động cùng cấp để hỗ trợ Nhân dân và địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
7. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân mở một tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện vận động được theo nội dung đã cam kết, quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu. Các tổ chức không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản (Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại) về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
8. Ngoài các hình thức đóng góp bằng tiền, hiện vật, các tổ chức, cá nhân có thể đóng góp bằng hình thức cung cấp dịch vụ như miễn phí hoặc giảm giá một số dịch vụ để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ban Vận động các cấp thông báo việc cung cấp dịch vụ tới các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?