Các loại hình lễ hội ở Việt Nam hiện nay gồm?

Cho hỏi hiện nay có các loại hình lễ hội nào ở Việt Nam? Chính sách của Nhà nước về lễ hội cũng như nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?

Các loại hình lễ hội ở Việt Nam hiện nay

Theo Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, tại Điều 3 có quy định về các loại hình lễ hội hiện nay như sau:

1. Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

2. Lễ hội văn hóa là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc; tiềm năng du lịch về đất nước, con người Việt Nam.

3. Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề.

4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội của nước ngoài với công chúng Việt Nam.

Như vậy, hiện nay có các loại hình lễ hội gồm lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài.

Chính sách của Nhà nước về lễ hội thế nào?

Điều 4 Nghị định này cũng quy định về chính sách của Nhà nước về lễ hội như sau:

1. Hỗ trợ hoạt động phục dựng, bảo vệ lễ hội truyền thống nhằm duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.

2. Khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian truyền thống; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong tổ chức lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài.

3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý hoạt động lễ hội.

4. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lễ hội.

Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?

Nguyên tắc tổ chức lễ hội được quy định tại Điều 5 Nghị định này:

1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trân trọng!

Di sản văn hóa phi vật thể
Hỏi đáp mới nhất về Di sản văn hóa phi vật thể
Hỏi đáp Pháp luật
Tháp Nghinh Phong ở tỉnh nào? Hành vi nào là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại di sản văn hóa phi vật thể theo TCVN 10382:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào? Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 22/8/2024, Lễ hội Chá Mùn của người Thái tỉnh Thanh Hóa trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm và báo cáo về tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân thực hiện có thể được số hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/6/2024, thời gian kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản văn hóa phi vật thể
Nguyễn Đăng Huy
10,010 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản văn hóa phi vật thể

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản văn hóa phi vật thể

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào