Viên chức trong lúc thực hiện nhiệm vụ gây thiệt hại thì đơn vị sự nghiệp công lập có phải bồi thường hay không?
Viên chức thực hiện nhiệm vụ được giao gây thiệt hại thì đơn vị sự nghiệp công lập có phải bồi thường không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 24 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về việc trách nhiệm bồi thường đối với viên chức như sau:
Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thiệt hại do viên chức thuộc quyền quản lý gây ra theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Viên chức có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập đã bồi thường phải có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp viên chức thực hiện nhiệm vụ được giao mà có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì đơn vị sự nghiệp nơi viên chức công tác có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Viên chức có nghĩa vụ hoàn trả lại cho đơn vị sự nghiệp theo đúng quy định.
Trường hợp viên chức chưa bồi thường xong mà nghỉ hưu thì giải quyết sao?
Tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bồi thường như sau:
Trường hợp viên chức gây thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu hay thôi việc thì phải hoàn thành việc bồi thường, hoàn trả trước khi thuyên chuyển, nghỉ hưu hay thôi việc; nếu không đủ khả năng bồi thường, hoàn trả thì đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc chính quyền địa phương nơi viên chức cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Nếu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức gây ra thiệt hại bị giải thể, sáp nhập thì cơ quan, tổ chức, đơn vị kế thừa đơn vị bị giải thể, sáp nhập có trách nhiệm tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Trường hợp viên chức gây ra thiệt hại bị phạt tù mà không được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm thu tiền bồi thường, hoàn trả theo quyết định của bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Với trường hợp của bạn chưa thực hiện việc hoàn trả chi phí bồi thường xong cho đơn vị thì chính quyền địa phương nơi viên chức cư trú tiếp tục thu tiền bồ hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?