Yêu cầu đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phạt thải khí nhà kính? Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu là gì?
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) là gì?
Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định 06/2022/NĐ-CP giải thích từ ngữ như sau:
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) là điều ước quốc tế về môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của con người tới hệ thống khí hậu toàn cầu, bao gồm việc ổn định nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển.
Như vậy, công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) được đặt ra nhằm hướng đến mục tiêu giảm thiểu tác động của con người tới hệ thống khí hậu toàn cầu, bao gồm việc ổn định nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển.
Yêu cầu đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phạt thải khí nhà kính? Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu là gì? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận Paris là gì?
Bên cạnh đó, tại Khoản 16 Điều 3 Nghị định 06/2022/NĐ-CP giải thích thỏa thuận Paris là:
Thỏa thuận Paris là điều ước quốc tế trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu có hiệu lực thực hiện từ năm 2021, quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên về thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
Căn cứ theo quy định hiện hành, thỏa thuận Paris sẽ quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên về thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
Yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
a) Đo đạc phải được thực hiện theo quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đảm bảo độ chính xác, tính minh bạch, liên tục và nhất quán của kết quả đo đạc. Phương pháp đo đạc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của Việt Nam;
b) Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ, chính xác thông tin về phương pháp đo đạc, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng, giải pháp công nghệ, phương thức quản lý để giảm phát thải khí nhà kính và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Báo cáo phải bảo đảm tính toàn diện của các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được xây dựng theo các quy định về biểu mẫu, phương thức và thời gian quy định tại quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
c) Thẩm định báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do đơn vị đủ điều kiện thực hiện theo trình tự do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, tuân thủ các hướng dẫn chi tiết của các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được cơ quan có thẩm quyền công bố.
Theo đó, vấn đề đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính sẽ bao gồm 03 yêu cầu:
Đo đạc phải được thực hiện theo quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đảm bảo độ chính xác, tính minh bạch, liên tục và nhất quán của kết quả đo đạc.
Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ, chính xác thông tin về phương pháp đo đạc, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng, giải pháp công nghệ, phương thức quản lý để giảm phát thải khí nhà kính và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Thẩm định báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do đơn vị đủ điều kiện thực hiện theo trình tự do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?