Cấp giấy phép xây dựng tạm?
Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Sở Xây dựng.Hồ sơ gồm:
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (sử dụng cho trường hợp sửa chữa, cải tạo).
Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc giấy tờ về quyền quản lý, sử dụng công trình.
Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10x15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.Tùy từng trường hợp phải bổ sung tài liệu:
Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo mẫu kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
Bước 2: Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. kiểm tra hồ sơ. ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để Chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, Sở Xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho Chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho Chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì Sở xây dựng có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho Chủ đầu tư biết.
Bước 3: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dụng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.
Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.
Bước 5" Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện cấp phép để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở Xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ. nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép, Sở Xây dựng có văn bản trả lời tại nơi tiếp nhận hồ sơ, theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?