Tài sản không có người thừa kế thì xử lý như thế nào?
Tài sản không có người thừa kế xử lý như thế nào?
Trong xóm tôi có một cụ bà sống một mình không có gia đình người thân. Cụ bà vừa mất được chính quyền địa phương đứng ra tổ chức tang lễ. Bà không có tài sản gì nhiều chỉ có một căn nhà hiện tại bà đang sinh sống. Khi mất bà không để lại di chúc, cho tôi hỏi trường hợp không có người thừa kế thì tài sản này sẽ được xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 622 và Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."
Trong trường hợp này, trước tiên UBND xã, phường nơi bạn của bạn cư trú niêm yết thông báo để bà con của cụ bà (nếu có) là những người có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật được biết về di sản của bà cụ để lại. Thời hiệu để những người này yêu cầu xác nhận quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm bà cụ mất, họ có quyền được hưởng di sản của bà cụ nếu không thuộc các trường hợp không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.
Trong trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản như chi phí mai táng, bảo quản di sản, bán đấu giá tài sản,... sẽ thuộc về Nhà nước theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Có được yêu cầu chia di sản thừa kế đã được mở từ năm 2007 không?
Bố mẹ tôi mất năm 2007, khi còn sống bố mẹ tôi có 1 mảnh đất và đang được anh cả quản lý. khi còn sống bố mẹ muốn mảnh đất đó làm từ đường cho ông bà tổ tiên, nhưng mới đây tôi phát hiện anh tôi có ý định bán mảnh đất đó cho 01 công ty. Vậy cho tôi hỏi tôi có đòi lại di sản thừa kế được không?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Mục III Công văn 01/GĐ-TANDTC năm 2016 quy định: Điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 quy định: đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thì “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”. Như vậy, kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Tuy nhiên, cần lưu ý quy định tại khoản 2 Điều 688 BLDS năm 2015: “Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực.
Theo Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế như sau: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Như vậy, thời điểm mở thừa kế là năm 2007 (trước ngày 01-01-2017) thì tòa sẽ xác định thời điểm yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Vì vậy bạn vẫn có quyền kiện yêu cầu chia di sản thừa kế.
Người thừa kế thế vị có được ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản không?
Cho mình hỏi, nếu người thừa kế thế vị là con chưa thành niên 10 tuổi thì tại văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ai là người ký (là người thừa kế thế vị hay mẹ)?
Trả lời:
Theo Khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên (10 tuổi) như sau:
"Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi."
Như vậy, con chưa thành niên (10 tuổi) sẽ tự mình xác lập về tài sản riêng của mình khi được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Cho nên, người ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là người kế vị, và đồng thời phải có văn bản đồng ý người đại diện pháp luật của người thừa kế thế vị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?
- Từ 1/1/2025, bài kiểm tra phục hồi điểm Giấy phép lái xe có câu điểm liệt không?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?