Quy định về trình, chuyển giao văn bản đến hệ thống Tòa án nhân dân

Theo quy định hiện nay về công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân. Cho hỏi việc trình, chuyển giao văn bản đến hệ thống Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?

Trình, chuyển giao văn bản đến đối với Tòa án nhân dân tối cao

Căn cứ Khoản 1 Điều 26 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 có quy định về việc trình , chuyển giao văn bản đến đối với Tòa án nhân dân tối cao như sau:

- Sau khi tiếp nhận, Văn thư cơ quan có trách nhiệm phân loại, xử lý chuyển văn bản đến Lãnh đạo Văn phòng phụ trách phần việc xem xét, cho ý kiến sau đó làm thủ tục đóng dấu đến, đăng ký vào Sổ văn bản đến (hoặc nhập vào phần mềm quản lý công văn đến) và chuyển giao cho đơn vị có trách nhiệm giải quyết.

Văn thư đơn vị có trách nhiệm chuyển văn bản của đơn vị mình cho Thủ trưởng đơn vị xem xét, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.

- Những văn bản quan trọng, sau khi Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng phụ trách xác định thuộc thẩm quyền xử lý hoặc giải quyết của đồng chí Lãnh đạo nào thì văn thư phải làm thủ tục chuyển giao ngay cho đồng chí đó để kịp thời giải quyết.

- Đối với văn bản đến ngoài bì ghi đích danh tên đơn vị, cá nhân hoặc đề rõ “Chỉ người có tên mới được bóc bì” thì Bộ phận Văn thư đến tiếp nhận vào sổ đăng ký theo những thông tin ghi ngoài bì và chuyển giao cả bì cho văn thư các đơn vị hay cá nhân có tên đích danh trên bì.

- Đối với văn bản mật, văn thư không bóc bì, cán bộ văn thư của các đơn vị có trách nhiệm vào sổ đăng ký theo những thông tin ghi ngoài bì và chuyển cho Chánh án, Thủ trưởng đơn vị cho ý kiến xử lý. Đơn vị hay cá nhân nhận văn bản, sau khi xem xét và xử lý công việc phải lưu và bảo quản theo chế độ lưu trữ tài liệu mật.

- Việc chuyển giao văn bản phải đảm bảo chính xác nơi nhận và tuyệt đối giữ bí mật nội dung văn bản, ghi rõ thời gian nhận. Người nhận phải ký nhận vào sổ chuyển giao, ghi rõ họ tên.

Trình, chuyển giao văn bản đến đối với Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Theo Khoản 2 Điều 26 Quy chế này có quy định về việc trình, chuyển giao văn bản đến đối với Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:

- Sau khi tiếp nhận, cán bộ văn thư có trách nhiệm chuyển văn bản đến cho Lãnh đạo Văn phòng xem xét, cho ý kiến, làm thủ tục đóng dấu đến, đăng ký vào sổ văn bản đến và chuyển giao cho đơn vị có trách nhiệm giải quyết.

- Những văn bản quan trọng, sau khi Lãnh đạo Văn phòng xem xong phải trình Chánh án hoặc Phó Chánh án phụ trách.

- Đối với văn bản đến ngoài bì ghi đích danh tên đơn vị, cá nhân hoặc đề rõ “Chỉ người có tên mới được bóc bì” thì cán bộ văn thư có trách nhiệm vào sổ đăng ký theo những thông tin ghi ngoài bì và chuyển giao cả bì cho đơn vị hay cá nhân đó.

- Đối với văn bản mật, sau khi Lãnh đạo Văn phòng xem xét, trình Lãnh đạo cơ quan cho ý kiến xử lý. Đơn vị hay cá nhân nhận văn bản xem xét, xử lý công việc phải lưu và bảo quản theo chế độ lưu trữ tài liệu mật.

- Việc chuyển giao văn bản phải đảm bảo chính xác nơi nhận và tuyệt đối giữ bí mật nội dung văn bản, ghi rõ thời gian nhận. Người nhận phải ký nhận vào sổ chuyển giao, ghi rõ họ tên.

Trình, chuyển giao văn bản đến đối với Tòa án nhân dân cấp huyện

Căn cứ Khoản 3 Điều 26 Quy chế này có quy định về trình, chuyển giao văn bản đến đối với Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

- Sau khi tiếp nhận cán bộ văn thư có trách nhiệm chuyển văn bản đến cho Lãnh đạo đơn vị làm thủ tục đóng dấu đến, đăng ký vào sổ văn bản đến và chuyển giao cho người có trách nhiệm giải quyết.

- Đối với văn bản đến ngoài bì ghi đích danh tên đơn vị, cá nhân hoặc đề rõ “Chỉ người có tên mới được bóc bì” thì cán bộ văn thư có trách nhiệm vào sổ đăng ký theo những thông tin ghi ngoài bì và chuyển giao cả bì cho đơn vị, cá nhân đó.

- Đối với văn bản mật, sau khi Lãnh đạo xem xét cho ý kiến, đơn vị hay cá nhân nhận văn bản xem xét, xử lý công việc phải lưu và bảo quản theo chế độ lưu trữ tài liệu mật.

- Việc chuyển giao văn bản phải đảm bảo chính xác nơi nhận và tuyệt đối giữ bí mật nội dung văn bản, ghi rõ thời gian nhận. Người nhận phải ký nhận vào sổ chuyển giao, ghi rõ họ tên.

Trân trọng!

Tòa án nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, khi chưa có Tòa án sơ thẩm chuyên biệt thì thẩm quyền xét xử sẽ được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án sơ thẩm chuyên biệt xét xử những lĩnh vực nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
10 việc Thẩm phán không được làm theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, Tòa án nhân dân được phân cấp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết bảng lương ngành Tòa án và mức phụ cấp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 11/6/2024, Tòa án nhân dân có các hình thức khen thưởng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nào không được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong Tòa án nhân dân từ ngày 11/6/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tòa án nhân dân
256 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào