Không phụng dưỡng cha mẹ có được hưởng thừa kế? Khi nào thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ tài sản?
Không phụng dưỡng cha mẹ có được hưởng thừa kế?
Anh tôi làm ăn xa không phụng dưỡng cha khi còn sống mà chỉ cho tiền cha mẹ vào những ngày lễ, tết. Nay cha tôi mất không để lại di chúc, vậy thì anh tôi có được hưởng di sản thừa kế hay không? Mong sớm được giải đáp.
Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Như vậy, theo quy định như trên người không phụng dưỡng cha mẹ không thuộc vào các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế. Vì vậy anh bạn vẫn được hưởng di sản thừa kế khi cha bạn mất mà không để lại di chúc.
Khi nào thì địa điểm mở thừa kế sẽ là nơi có toàn bộ tài sản?
Tôi được biết, thông thường địa điểm mở thừa kế là nơi người để lại di sản chết. Vậy trường hợp nào thì địa điểm mở thừa kế sẽ là nơi có toàn bộ tài sản của họ để lại?
Trả lời: Căn cứ Khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Như vậy, thông thường địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Chỉ khi không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản theo quy định trên.
Bạn thân có thuộc hàng thừa kế theo pháp luật không?
Cho em hỏi, nếu một người không để lại di chúc, nhưng từ trước tới giờ có một người bạn thân, sống với nhau từ bé. Nay người kia mất thì người bạn này có thuộc hàng thừa kế theo pháp luật để có thể nhận di sản không?
Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, theo quy định nêu trên mặc dù là bạn thân. Tuy nhiên, pháp luật không liệt kê đối tượng này vào hàng thừa thế theo pháp luật. Do đó, người này không được hưởng di sản theo thừa kế nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Căn cứ thành lập, tổ chức lại các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, các trạm y tế xã và các tổ chức khác thuộc Trung tâm Y tế huyện?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo Nghị định 148?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?