Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu bị tạm giữ như thế nào?
Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Căn cứ Điều 13 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
Người đứng đầu cơ quan của người quản lý, bảo quản căn cứ vào tính chất của từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.
- Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải cách biệt với tang vật khác và để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy.
- Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ.
- Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.
- Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải đưa vào trụ sở cơ quan người có thẩm quyền tạm giữ để quản lý, bảo quản và phải được bảo quản, sắp xếp gọn gàng trong tủ đựng tài liệu, bảo đảm điều kiện chống mối mọt, tránh ẩm thấp, cách xa nguồn nhiệt độ cao.
Tiếp nhận tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Tiếp nhận tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ quy định tại Điều 12 Nghị định trên như sau:
Khi tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, người quản lý, bảo quản thực hiện các bước sau đây:
- Kiểm tra quyết định tạm giữ, tịch thu, biên bản tạm giữ, tịch thu và những giấy tờ khác có liên quan.
- So sánh, đối chiếu tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ với biên bản tạm giữ, tịch thu và bản thống kê về tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, khối lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ; tình trạng niêm phong (nếu có).
- Vào sổ theo dõi và yêu cầu bên giao ký vào sổ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?