-
Vi phạm hành chính
-
Xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp xử lý hành chính
-
Xử phạt vi phạm hành chính
-
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
-
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
-
Cách tính thời gian trong xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết tăng nặng khi xử lý vi phạm hành chính
-
Những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính
-
Giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu có nghĩa vụ như nào?
Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Căn cứ Điều 11 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; quyết định tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
- Nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.
- Chấp hành quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16 Nghị định này.
Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ được quy định tại Điều 10 Nghị định này như sau:
- Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi hết thời hạn bị tạm giữ.
- Yêu cầu người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!

- Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh có những nhiệm vụ gì?
- Trình tự lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước như thế nào?
- Giám định viên giám định y khoa có những quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
- Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay được quy định như thế nào?
- Dự án nào phải lấy ý kiến khi xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước?