Doanh nghiệp khi đăng ký hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản thì cần có hồ sơ và thủ tục nào?
Hồ sơ và thủ tục để doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản
Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 112/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về hồ sơ và thủ tục để doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản như sau:
- Hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Hình ảnh trang thiết bị, phòng thực hành quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
+ 01 bản sao bằng cấp chuyên môn điều dưỡng của giáo viên bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý và 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ tiếng Nhật của giáo viên tiếng Nhật quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
- Thủ tục:
+ Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn);
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều kiện để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản
Điều kiện để doanh nghiệp được hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản quy định tại Điều 17 Nghị định này như sau:
Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện:
- Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.
- Có cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý, bồi dưỡng ngoại ngữ hoặc liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Có trang thiết bị nghe nhìn cơ bản để đào tạo tiếng Nhật; có phòng thực hành được trang bị xe lăn, khung hỗ trợ di chuyển, giường y tế, bàn ghế ăn, tay vịn gắn tường, ghế tắm, bồn tắm, bồn cầu tự động và tủ đựng dụng cụ y tế để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý theo chương trình của Nhật Bản;
+ Có ít nhất 01 giáo viên để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản;
+ Có ít nhất 01 giáo viên tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương để bồi dưỡng tiếng Nhật cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?