Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi được quy định như thế nào?

Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển được quy định thế nào? Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường được quy định ra sao? Em đang học về các loại biển báo giao thông và có thắc mắc về vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi. Ngoài ra, tác dụng của biển báo nguy hiểm là gì vậy ạ?

1. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường được quy định ra sao? 

Căn cứ Điều 20 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:

Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường

20.1. Biển báo hiệu đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.

20.2. Biển được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; Biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.

20.3. Trường hợp biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m. Trường hợp không có lề đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5 m.

2. Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

3. Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

4. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển

Theo Điều 34 Quy chuẩn QCVN41:2019/BGTVT Ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định về vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển như sau:

34.1. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt trước nơi định báo một khoảng cách phù hợp với phương tiện tham gia giao thông và thực tế hiện trường đảm bảo dễ quan sát, không ảnh hưởng tới tầm nhìn.

34.2. Khoảng cách từ biển đến nơi định báo nên thống nhất trên cả đoạn đường có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn, cần thiết có thêm biển phụ số S.502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu".

34.3. Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm biển phụ số S.502.

34.4. Mỗi kiểu biển báo báo một yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra ở một vị trí hoặc một đoạn đường. Nếu yếu tố nguy hiểm xảy ra trên một đoạn đường, đặt biển phụ số S.501 "Phạm vi tác dụng của biển" để chỉ rõ chiều dài đoạn đường nguy hiểm bên dưới các biển số W.202 (a,b), W.219, W.220, W.221a, W.225, W.228, W.231, W.232. Nếu chiều dài có cùng yếu tố nguy hiểm lớn thì đặt biển nhắc lại kèm biển phụ số S.501 ghi chiều dài yếu tố nguy hiểm còn lại tiếp đó.

34.5. Hạn chế sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo tràn lan nếu các tính chất không thực sự gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

34.6. Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ:

34.6.1. Trường hợp chỗ ngoặt nguy hiểm đã có biển hạn chế tốc độ tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 40 km/h thì không phải đặt biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm (biển số W.201 (a,b) và biển số W.202 (a,b);

34.6.2. Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng, nếu đã đặt biển hạn chế tốc độ tối đa dưới 50 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số W.221 (a,b) và biển số W.222a);

34.6.3. Đường trong khu đông dân cư, tốc độ xe đi chậm, liên tục có đường giao nhau tại ngã ba, ngã tư thì không nhất thiết đặt biển số W.205 (a, b, c, d, e) "Đường giao nhau".

34.7. Tại các nơi đường được ưu tiên giao với các đường khác mà không được xem là nơi đường giao nhau theo quy định của Quy chuẩn này thì không cần đặt các biển W.207, W.208. Tuy nhiên, có thể sử dụng các biển này hoặc sử dụng vạch sơn kiểu mắt võng khi thấy cần thiết.

Trân trọng!

Giao thông đường bộ
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận biết 09 động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của CSGT từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024, Cột Km cọc H được dùng để làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 83/2024/TT-BCA quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, ATGT đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
TP HCM: Không giữ xe mô tô của học sinh khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có GPLX?
Hỏi đáp Pháp luật
Tín hiệu đèn và thứ tự các xe ưu tiên trong giao thông đường bộ từ năm 2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
05 tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ từ 1/1/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
Thư Viện Pháp Luật
3,199 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào