Mẫu quyết định phân công công chức thực hiện biện pháp nghiệp vụ của Quản lý thị trường như thế nào?
Căn cứ Mẫu 3 Phần I Phụ lục Ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BCT (Có hiệu lực từ 01/02/2022) quy định mẫu quyết định phân công công chức thực hiện biện pháp nghiệp vụ của Quản lý thị trường như sau:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./QĐ-NV |
…..(2)..., ngày…… tháng…… năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
Phân công công chức thực hiện biện pháp nghiệp vụ
Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016;
Căn cứ Thông tư số 27/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số …/…/TT-BCT ngày ... tháng.... năm….. của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Căn cứ ……………………………………..(3)…………………………………………… ;
Căn cứ ……………………………………..(4)…………………………………………….;
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền ban hành quyết định kiểm tra số: ....(5)…./QĐ-GQ ngày…… tháng……năm ……..của:…………………..;
Tôi là: …………………………………………. Chức vụ:………………………………………. |
Thẻ KTTT số:………………………………… Đơn vị: ………………………………. |
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công công chức có tên sau đây:
- (6) Ông (bà):……………… Chức vụ:……………… Đơn vị:…………………..
- Ông (bà):………………….. Chức vụ:………………. Đơn vị:………………….
- …………………………………………………………………….
Thực hiện biện pháp nghiệp vụ: ..(7).. (Quản lý theo địa bàn/Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin/Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật) với các nội dung cụ thể như sau:
- Địa bàn quản lý: …………………………………..(8)………………………………………….
- Đối tượng quản lý theo địa bàn/Đối tượng thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin/ Đối tượng giám sát: ……………………………………………(9)………………………………………………..
- Nội dung quản lý địa bàn/ Nội dung thông tin cần được thu thập, thẩm tra, xác minh/Nội dung cần giám sát: ……………………………………..(10)……………………………………………….
- Thời gian thực hiện: ……………………………(11)…………………………………………..
Điều 2. (12)
Công chức được phân công thực hiện biện pháp nghiệp vụ .... (thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin/giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm) có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đúng đối tượng, nội dung và thời hạn quy định; báo cáo kết quả thực hiện biện pháp nghiệp vụ và đề xuất, kiến nghị (nếu có) bằng văn bản với người giao nhiệm vụ ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
______________________________________
Ghi chú:
* Mẫu này được sử dụng để ra quyết định phân công công chức thực hiện biện pháp nghiệp vụ theo quy định tại Điều 34, 35 hoặc 36 Pháp lệnh Quản lý thị trường và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
(1) Ghi tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có) và tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định.
(2) Ghi địa danh theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP
(3) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên của văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định.
(4) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành hoặc người ký văn bản và tên của văn bản ghi nhận nội dung về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật mà người ban hành Quyết định xét thấy cần áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, ví dụ : báo cáo về việc tiếp nhận thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật, báo cáo của công chức được giao thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khi xét thấy chưa đủ căn cứ ban hành Quyết định kiểm tra, khám, văn bản đề xuất kiểm tra/khám của công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính ...
(5) Trường hợp cấp phó được giao quyền thì ghi đầy đủ quyết định về việc giao quyền ban hành Quyết định kiểm tra; số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và chức vụ của người ban hành Quyết định.
(6) Trường hợp giao nhiều công chức thực hiện biện pháp nghiệp vụ thì ghi rõ công chức được giao làm Tổ trưởng tổ công tác quản lý theo địa bàn hoặc chịu trách nhiệm tổ chức điều hành việc thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin/Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật; các công chức khác là thành viên Tổ công tác hoặc tham gia thực hiện biện pháp nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng hoặc của công chức chịu trách nhiệm tổ chức điều hành việc thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin hoặc giám sát.
(7) Ghi tên biện pháp nghiệp vụ: Quản lý theo địa bàn/Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin/Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(8), (9), (10) Tùy từng trường hợp lựa chọn nội dung phù hợp và ghi rõ các nội dung liên quan theo quy định tại Điều 33 Pháp lệnh Quản lý thị trường và Thông tư số 27/2020/TT-BCT .
(11) Ghi thời hạn thực hiện biện pháp nghiệp vụ.
(12) Người ban hành quyết định lựa chọn một trong 02 nội dung tương ứng với biện pháp nghiệp vụ cụ thể được áp dụng để quy định tại Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?