Trong việc tiếp công dân thanh tra Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như nào?
Căn cứ vào Điều 15 Thông tư 166/2021/TT-BQP (Có hiệu lực từ 01/02/2022) quy định về trách nhiệm thanh tra thuộc Bộ Quốc phòng trong việc tiếp công dân như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, liên quan đến vụ việc công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành văn bản từ chối tiếp công dân đối với các trường hợp công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các vụ việc đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh kéo dài.
- Phối hợp với Cục Tài chính Bộ Quốc phòng lập, phân bổ dự toán ngân sách, bảo đảm kinh phí cho hoạt động tiếp công dân.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ năng lực nghiệp vụ và kỹ năng về công tác tiếp công dân, thống nhất hệ thống mẫu biểu tiếp công dân; nghiên cứu đề xuất Thanh tra Chính phủ xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình công tác tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Thanh tra Chính phủ và Chính phủ theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?