Đề nghị xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2021 được quy định ra sao?
Căn cứ Mục 6 Nghị quyết 152/NQ-CP quy định đề nghị xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2021 như sau:
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm sửa đổi Luật phòng, chống rửa tiền, nhằm nâng cao hiệu quả về công tác phòng, chống rửa tiền, giảm thiểu rủi ro; đồng thời đáp ứng các yêu cầu, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền, thúc đẩy công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền, giảm thiểu các hoạt động tội phạm rửa tiền, gian lận thuế, tham nhũng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo lập môi trường xã hội an toàn.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện nội dung các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật theo hướng:
- Hoàn thiện các quy định về đối tượng báo cáo phòng chống rửa tiền theo hướng chỉ quy định những vấn đề đã được xác định rõ ràng, đầy đủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện để triển khai thực hiện; giao Chính phủ quy định những vấn đề cấp bách, trường hợp đặc biệt Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; quy định cụ thể các biện pháp phòng ngừa mà các đối tượng báo cáo phải thực hiện; sửa đổi, bổ sung các biện pháp phòng ngừa mà các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng.
- Hoàn thiện các chính sách về đánh giá rủi ro rửa tiền quốc gia, ngành, đối tượng báo cáo; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo trong việc thực hiện định kỳ đánh giá rủi ro rửa tiền; phân loại khách hàng trên cơ sở rủi ro; các biện pháp nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, giảm nhẹ hoặc tăng cường phù hợp với nhóm khách hàng, lĩnh vực có rủi ro thấp hoặc cao về rửa tiền.
- Hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định về thu thập, xử lý, chuyển giao và trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền và đơn vị đầu mối thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác phòng, chống rửa tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng cũng không gây cản trở đến hoạt động bình thường của các tổ chức và cá nhân. Đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thúc đẩy có hiệu quả việc thực hiện Đề án và quy định pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm kiểm soát dòng tiền, hỗ trợ công tác phòng, chống rửa tiền.
- Rà soát chính sách về trách nhiệm của các bộ, ngành trong công tác phòng chống rửa tiền theo hướng phân định rõ vai trò, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý liên quan đến tiền và vàng, các bộ, ngành quản lý các tài sản vật chất, hàng hóa khác; đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan đối với các đối tượng báo cáo mới, phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành và bảo đảm thống nhất với pháp luật có liên quan.
Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng dự án Luật. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội về việc bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?