Đã lãnh TCTN thì có được làm hồ sơ nhận chế độ thai sản không?
*Về trợ cấp thất nghiệp:
Theo Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về để được hưởng BHTN thì NLĐ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
+ NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, căn cứ quy định trên khi NLĐ đáp ứng các điều kiện trên thì có thể nộp hồ sơ để nhận TCTN. Lưu ý: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng BHTN tới trung tâm dịch vụ việc làm.
Trợ cấp thất nghiệp và chế độ thai sản là hai chế độ độc lập, nếu NLĐ đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được nhận.
*Về chế độ thai sản:
Theo thông tin chị cung cấp thì chị đã nghỉ việc từ 6/2021 và đã nhận TCTN. Và không có quy định nào nếu đã nhận TCTN thì sẽ không được nhận chế độ thai sản. Nên khi chị đáp ứng đủ điều kiện sau thì sẽ được hưởng chế độ thai sản (Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
....
- Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Theo đó, ngày dự sinh 12/2021 thì thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con được tính từ: Tháng 12/2020 - tháng 11/2021 mà chị nghỉ việc từ 6/2021. Do đó, chị đã đủ thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản (từ 12/2020 đến 06/2021 là 07 tháng).
Bên cạnh đó, trường hợp chị nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì sẽ nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?