Chung hộ khẩu có được chia thừa kế
Theo Luật Cư trú, người có chỗ ở hợp pháp (kể cả ở nhờ) nếu được chủ hộ đồng ý có thể được cho nhập hộ khẩu thường trú tại nơi đang ở. Đây là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước về cư trú, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc đăng ký hộ khẩu thường trú. Nhưng việc đăng ký thường trú và quyền về tài sản là hai nội dung khác nhau, được điều chỉnh bởi hai luật khác nhau là Luật Dân sự (Bộ luật Dân sự) và Luật Hành chính (Luật Cư trú).
Theo Bộ luật Dân sự, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Theo quy định trên, đối chiếu nội dung bà hỏi cho thấy, người cháu ở nhờ này không có quyền đòi hỏi gì đối với tài sản của người chết để lại, trừ khi trong di chúc người chết có để lại tài sản cho người cháu họ ở nhờ. Nếu không có di chúc thì việc giải quyết tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật, chỉ những người thuộc diện được hưởng thừa kế theo pháp luật mới có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?