Tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm mũ cứng (trang phục Dân quân tự vệ)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 trang phục dân quân tự vệ Ban hành kèm theo Thông tư 94/2021/TT-BQP, theo đó Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822-2:2021 trang phục dân quân tự vệ - Phần 2: Mũ cứng, cụ thể như sau:
1 Phạm vi áp dụng
TCVN/QS 1822-2:2021 quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra đối với sản phẩm mũ cứng được sử dụng cho Dân quân tự vệ.
2 Quy định chung
Các phương tiện đo, kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật của mũ cứng được quy định tại Bảng A.1 Phụ lục A.
3 Yêu cầu kỹ thuật
3.1 Yêu cầu chung
3.1.1 Yêu cầu ngoại quan
Mũ phải cân đối, mặt vải căng phẳng, không méo lệch, không dây vết keo ố bẩn. Lòng mũ không rạn, nứt, sơn bóng đều và phẳng. Bộ quai, cầu lắp cân đối, chắc. Ô dê đầu, hông, má cầu tán chắc, chân cuộn đều. Vành mũ cuốn đều, không nở, sứt, bẹp. Các đường may phải may lại mũi chỉ. Không dùng chất bảo quản mũ có hại đến sức khỏe người sử dụng.
3.1.2 Yêu cầu về nguyên liệu
- Mũ cứng được may bằng vải Gabađin Peco với tỷ lệ 65/35 màu xanh cô ban sẫm; vải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.1 Phụ lục B;
- Má cầu: Nguyên liệu nhựa PE (LDPE) màu xanh, chiều dày (1,4 ± 0,1) mm;
- Vành cầu: Nguyên liệu bằng vải bạt Cotton tráng nhựa PVC, dệt thoi vân điểm; vải sườn màu xanh ánh vàng; Chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.15 Phụ lục B;
- Quai mũ: Nguyên liệu bằng da bò màu nâu sẫm, chiều dày 2 mm, bản rộng 13 mm, lực kéo đứt không nhỏ hơn 200 N;
- Ô dê: Nguyên liệu nhôm dẻo, chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.16 Phụ lục B;
- Cốt mũ: Nguyên liệu Xellulo (bột gỗ bồ đề), khối lượng từ 200 gam/cốt đến 210 gam/cốt, độ dày 2,5 mm, số vòng cuộn mép tối thiểu; 1,5 vòng; đường kính vành; 8 mm; độ nghiền bột từ 10° SR đến 12° SR;
- Chỏm mũ: Quả, tán sen bằng nguyên liệu nhôm dẻo AL 99, chiều dày (0,6 ± 0,1) mm;
- Bulông, đai ốc: Nguyên liệu thép mạ kẽm;
- Chỉ may Peco 60/3 cùng màu với nguyên liệu chính, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại Bảng B.6 Phụ lục B;
- Sơn: Nguyên liệu sơn Alkis, màu xanh ánh vàng.
3.2 Chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1 Kích thước cơ bản
Chỉ tiêu kỹ thuật của mũ cứng được quy định tại Bảng C.2 Phụ lục C.
3.2.2 Yêu cầu về cắt
Các chi tiết của sản phẩm khi cắt phải đảm bảo đúng canh sợi.
3.2.3 Yêu cầu về các đường may
- Các đường may: Mũi chỉ phải đều đặn, không bỏ mũi, sùi chỉ, nhăn vải, không sểnh tuột chỉ;
- Các đường may phải đảm bảo 5 mũi chỉ/1 cm. Đầu và cuối các đường may phải lại mũi chỉ 3 lần, dài 1 cm chồng khít lên nhau, cắt sạch chỉ thừa, không sểnh sót, bỏ mũi, sùi chỉ dăn dúm.
4 Phương pháp kiểm tra
4.1 Tỷ lệ kiểm tra
Kiểm tra theo xác suất cho từng lô hàng, lấy mẫu ngẫu nhiên từ 5 % đến 10 % số lượng sản phẩm trong lô hàng để kiểm tra.
4.2 Kiểm tra yêu cầu chung
4.2.1 Kiểm tra ngoại quan
Kiểm tra ngoại quan bằng mắt thường phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.1.1.
4.2.2 Kiểm tra nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Kiểm tra chủng loại, chất lượng nguyên vật liệu thông qua giấy chứng nhận hợp chuẩn; phiếu chứng nhận hợp cách hoặc biên bản kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.1.2.
4.3 Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
Dùng phương tiện đo, kiểm tra được quy định tại Bảng A.1 Phụ lục A, kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật của mũ cứng. Kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.2:
- Xác định các thông số kích thước của mũ thành phẩm: Dùng thước dây;
- Xác định khối lượng mũ: Dùng cân đĩa;
- Xác định độ bám dính vải - cốt:
+ Soạn mẫu: Bản ngang 25 mm, chiều dài làm việc 60 mm;
+ Thử trên máy đo sức bền vật liệu, có tốc độ kéo 200 mm/min, khoảng cách ngàm kéo 100 mm;
+ Cặp mẫu lên máy sao cho mặt bị bóc hướng về phía người thao tác. Phần vải cặp vào ngàm dưới.
- Xác định lực bám dính vải viền:
+ Soạn mẫu theo nguyên bản của viền; chiều dài làm việc 60 mm;
+ Phương pháp kiểm tra bám dính như xác định độ bám dính của vải - cốt.
- Xác định độ thấm nước: Xác định (nguyên mũ) trên máy phun mưa, có lưu lượng nước 1 000 mL/min, thời gian 6 h, ở nhiệt độ bình thường, sau đó để ráo nước 1 h. Dùng cân có độ chính xác đến 0,5 g để cân;
- Xác định lực nén mũ đến rạn (phá hủy): Theo phương pháp nén (nguyên mũ) trên máy nén uốn kim loại.
5 Xử lý chung
Mũ cứng sau sản xuất kiểm tra phải đạt các yêu cầu theo quy định tại Tiêu chuẩn này. Trường hợp kiểm tra không đạt yêu cầu theo quy định tại Tiêu chuẩn này phải tiến hành kiểm tra lại với số lượng mẫu gấp đôi cũng lấy từ chính lô sản phẩm đó. Trường hợp kiểm tra lại vẫn không đạt yêu cầu thì không được đưa vào sử dụng.
6 Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản
6.1 Ghi nhãn
Nhãn dệt phải có đầy đủ các thông tin: Tên đơn vị sản xuất, năm sản xuất. Nhãn được gắn phía trong của vành cầu mũ.
6.2 Bao gói
- Sản phẩm được bọc giấy chống ẩm để trong túi nilon;
- Lồng 10 mũ vào thành 1 buộc cho trong túi nilon, sau đó xếp 40 mũ (gồm 4 buộc) vào bao PP được quy định tại Phụ lục D.
6.3 Vận chuyển
Sản phẩm được vận chuyển bằng phương tiện vận tải thông dụng và được che đậy cẩn thận tránh mưa, nắng.
6.4 Bảo quản
Sản phẩm được bảo quản nơi khô ráo, tránh mưa, nắng; không để chung với các loại hóa chất, xăng dầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?