Có bắt buộc học mẫu giáo để được vào lớp 1 không?
Độ tuổi của học sinh tiểu học được quy định ra sao?
Độ tuổi của học sinh tiểu học được quy định ra sao? Văn bản nào quy định? Nhờ hỗ trợ.
Trả lời:
Điều 33 Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định về độ tuổi của học sinh tiểu học như sau:
- Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
- Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Có bắt buộc học mẫu giáo để được vào lớp 1?
Cho tôi hỏi, theo quy định hiện nay thì trẻ có bắt buộc học mẫu giáo để được vào lớp 1 không? Nhờ tư vấn quy định giúp.
Trả lời:
Căn cứ Luật Giáo dục 2019 thì chỉ có giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non (gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo) cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể kết luận rằng giáo dục mẫu giáo không phải là giáo dục bắt buộc.
Đồng thời cũng theo Luật này, Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và những quy định pháp luật khác cũng không quy định điều kiện để trẻ vào lớp 1 phải học mẫu giáo. Luật chỉ quy định đổ tuổi của trẻ vào lớp 1. Khi đến độ tuổi quy định (thông thườnng là 06 tuổi) thì trẻ được vào lớp 1 mà không cần thêm bất kỳ điều kiện gì.
Không có hộ khẩu tại địa phương thì có được xin nhập học cho con không?
Không có hộ khẩu tại địa phương thì có được xin nhập học cho con không? Cho em hỏi: Nếu như em nhập khẩu cho con ở Bình Dương nhưng em muốn con em học lớp một ở HCM có được không ạ? Nếu được thì cần thủ tục, hồ sơ gì ạ.
Trả lời:
Khoản 1 Điều 35 Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định về quyền của học sinh tiểu học, trong đó:
Được học tập
+ Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
+ Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
+ Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
+ Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
+ Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.
+ Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.
Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.
+ Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.
Như vậy, theo quy định thì học sinh tiểu học được chọn trường học khác ngoài địa bàn cư trú (thường trú hoặc tạm trú), nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Cho nên, bạn có thể chọn một trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh để con theo học, tuy nhiên bạn cần phải biết được trường này có khả năng tiếp nhận học sinh ngoài địa bàn hay không. Bạn cần liên hệ các trường để được hỗ trợ.
Về thủ tục, hồ sơ nhập học, khi bạn liên hệ với nhà trường, nếu trường đồng ý tiếp nhận thì bạn nên hỏi luôn về hồ sơ, thủ tục nhập học cho con. Tùy trường mà sẽ có những quy định khác nhau, hồ sơ cũng có thể khác nhau. Bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn của Nhà trường là đảm bảo, không bị thiếu sót.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?