Căn cứ đề nghị khen thưởng đột xuất trong công tác ngành Tòa án?

 Căn cứ đề nghị khen thưởng đột xuất trong công tác ngành Tòa án hiện nay được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 6 Quy chế khen thưởng đột xuất trong Tóa án Nhân dân (Ban hành kèm theo Quyết định 170/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021) quy định căn cứ đề nghị khen thưởng đột xuất như sau:

Các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất một trong các lĩnh vực công tác sau đây (được lãnh đạo cấp có thẩm quyền ghi nhận và trực tiếp đề nghị) thì có thể được xem xét, đề nghị khen thưởng:

1. Công tác giải quyết, xét xử:

a) Giải quyết, xét xử kịp thời các vụ án lớn, án điểm, án tham nhũng, liên quan đến chức vụ, dịch bệnh... đặc biệt nghiêm trọng (dư luận xã hội quan tâm, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo), đảm bảo chất lượng theo quy định.

Trong trường hợp cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều thống nhất đường lối giải quyết, xét xử đúng quy định pháp luật (vụ án có hiệu lực pháp luật mà không bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm) thì cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm có thể được đề nghị xem xét khen thưởng đột xuất (nhưng cấp phúc thẩm sẽ đề nghị hình thức khen thưởng thấp hơn một mức hạng so với cấp sơ thẩm).

b) Có tỷ lệ giải quyết, xét xử các loại vụ, việc trong năm vượt chỉ tiêu định mức cao nhất theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao; đồng thời, đảm bảo chất lượng không có vụ án nào bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan.

c) Vượt chỉ tiêu định mức cao nhất trong việc thực hiện 14 giải pháp nâng cao chất lượng xét xử theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

d) Có từ 02 bản án, quyết định (đã có hiệu lực pháp luật) trở lên trong năm được lựa chọn phát triển thành án lệ.

2. Công tác giám đốc kiểm tra:

a) Tham mưu, giúp Hội đồng thẩm phán, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân giải quyết, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án lớn, án điểm, án tham nhũng, liên quan đến chức vụ, dịch bệnh... đặc biệt nghiêm trọng (dư luận xã hội quan tâm, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo), vượt chỉ tiêu định mức cao nhất, đảm bảo chất lượng theo quy định.

b) Giải quyết kịp thời, đúng thời hạn, đúng quy định của pháp luật, vượt chỉ tiêu định mức cao nhất đối với các vụ việc có đơn khiếu kiện, tố cáo vượt cấp, kéo dài, đông người tham gia.

3. Công tác tham mưu, giúp việc:

a) Trong việc xây dựng pháp luật, hợp tác quốc tế và đào tạo:

- Xây dựng được từ 02 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết về cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng và đã được triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Có từ 02 đề xuất trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua làm án lệ.

- Xây dựng, triển khai thực hiện thành công, có hiệu quả cao từ 02 dự án, đề án về hợp tác quốc tế... trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), thu hút tài trợ trong các lĩnh vực tổ chức, đào tạo, hoạt động của Tòa án nhân dân.

b) Trong việc phát triển công nghệ thông tin, tuyên truyền:

- Xây dựng từ 02 dự án, đề án, phần mềm về công nghệ thông tin trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), đã được triển khai ứng dụng có hiệu quả cao, bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin của Tòa án nhân dân ổn định, an toàn, an ninh, phục vụ tốt công tác chỉ đạo điều hành và công tác chuyên môn của các Tòa án nhân dân.

- Xây dựng, triển khai thực hiện thành công từ 02 đề án, kế hoạch lớn về thông tin, tuyên truyền trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Tòa án nhân dân.

- Tổ chức nhiều hoạt động xã hội, từ thiện, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giúp đồng bào vùng bị thiên tai, địch họa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (được cấp ủy, lãnh đạo tại địa phương đó xác nhận và đánh giá cao).

c) Trong việc thực hiện công tác hành chính - tư pháp, văn phòng, kế toán - tài chính:

- Xây dựng, triển khai thực hiện thành công từ 02 đề án, giải pháp, kế hoạch đổi mới về cải cách thủ tục hành chính tư pháp trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), giúp rút ngắn quy trình, thủ tục hành chính được cấp có thẩm quyền ghi nhận và đánh giá cao.

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong việc tổ chức thành công các hội nghị, sự kiện lớn, quan trọng của Tòa án nhân dân hoặc tổ chức phục vụ tốt kế hoạch xét xử các vụ án lớn, phức tạp, đông người tham gia.

- Xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả cao từ 02 dự án, đề án về lĩnh vực kế hoạch, tài chính trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), bảo đảm kinh phí, trang thiết bị làm việc... góp phần xây dựng Tòa án nhân dân hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

d) Trong việc thực hiện công tác tổ chức, thanh tra và thi đua, khen thưởng:

- Xây dựng, triển khai thực hiện thành công từ 02 đề án, giải pháp, kế hoạch đổi mới, nâng cao chất lượng trong công tác tổ chức cán bộ (tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động... cán bộ, công chức Tòa án nhân dân) trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế hiện nay.

- Giải quyết dứt điểm, kịp thời các trường hợp khiếu kiện đông người, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân với Tòa án, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (được cấp ủy, lãnh đạo tại địa phương đó xác nhận và đánh giá cao).

- Xây dựng, triển khai thực hiện thành công từ 02 đề án, giải pháp, kế hoạch đổi mới, nâng cao chất lượng công tác: thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thi hành án, thi đua, khen thưởng... trở lên (ngoài chỉ tiêu được giao trong năm), phù hợp với đặc thù của Tòa án nhân dân.

- Xây dựng được 30% cá nhân, tập thể trong phạm vi quản lý trở lên điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo trong các mặt công tác, được phổ biến học tập, nhân rộng trong Tòa án nhân dân và xã hội.

4. Công tác khác

Tập thể, cá nhân lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong các lĩnh vực khác, hoặc có đóng góp quan trọng vào thành tích chung trong sự nghiệp phát triển của Tòa án nhân dân... được lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xác nhận, đánh giá cao và thống nhất đề nghị.

Trân trọng!

Tòa án nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 11/6/2024, Tòa án nhân dân có các hình thức khen thưởng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nào không được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong Tòa án nhân dân từ ngày 11/6/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
5 Tòa án nhân dân có người được xác minh tài sản thu nhập của cá nhân năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền là gì? Những tranh chấp dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
Hỏi đáp pháp luật
Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án?
Hỏi đáp pháp luật
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Bộ luật tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là tạm ngừng phiên tòa? Trường hợp nào được tạm ngừng phiên tòa dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu người đại diện trong hòa giải Tòa án? Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tòa án nhân dân
182 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tòa án nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào