-
Luật sư
-
Chứng chỉ hành nghề luật sư
-
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
-
Chi phí thuê luật sư
-
Tập sự hành nghề luật sư
-
Hành nghề luật sư
-
Tổ chức hành nghề luật sư
-
Liên đoàn Luật sư Việt Nam
-
Tuyển sinh lớp đào tạo nghề luật sư

Mức phạt khi luật sư làm việc ở 02 đơn vị?
Căn cứ Khoản 3c Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư như sau:
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức khác bằng hình thức luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ngoài tổ chức hành nghề luật sư mà luật sư đã thành lập, tham gia thành lập hoặc đã ký hợp đồng lao động.
Căn cứ Khoản 8a, Khoản 9b Điều này quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 3, điểm a khoản 5 Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 3, các điểm b và c khoản 4, khoản 5, các điểm a, b, d và đ khoản 6, các điểm d và e khoản 7 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi trên của luật sư mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Trân trọng!

Lê Bảo Y
- Quan hệ tự nguyện cùng bạn gái 17 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự? Cưỡng ép bạn gái 17 tuổi quan hệ thì cấu thành phạm tội gì?
- Trường hợp nào đương nhiên được xóa án tích? Thủ tục xóa án tích thực hiện như thế nào?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thôi việc thì được giải quyết chế độ như thế nào?
- Sắp tới Bộ Công an sẽ cắt giảm thủ tục hành chính lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy?
- Các trường hợp tự gây thương tích cho bản thân có thể dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự?