Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc là luật sư hay không?
Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định:
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Theo như quy định về tiêu chuẩn trở thành trợ giúp viên pháp lý chỉ yêu cầu đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư. Trường hợp này không yêu cầu phải là luật sư theo Luật Luật sư.
Như vậy trợ giúp viên pháp lý không bắt buộc phải là luật sư.
Trân trọng!
Nguyễn Đăng Huy
- Khen thưởng đảng viên dưới hình thức không theo định kỳ được thực hiện trong trường hợp nào?
- Hướng dẫn khai phiếu đảng viên các mục ở phần tiêu đề? Hướng dẫn khai phiếu đảng viên các mục ở phần nội dung?
- Mức tiền thưởng đối với đảng viên được khen thưởng theo hình thức khen thưởng định kỳ được quy định như thế nào?
- Để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, việc lập hồ sơ công nhận liệt sĩ của người hy sinh không thuộc quân đội, công an quản lý thực hiện ra sao?
- Cơ quan nào đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ giáo viên trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp?