Việc quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế được thực hiện như thế nào?

Xin cho hỏi, việc quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế được thực hiện thế nào? Điều kiện để trở thành chủ dự án tự trồng rừng thay thế là gì? Hồ sơ thủ tục thực hiện ra sao? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Việc quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế được thực hiện như thế nào?

Tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có quy định về việc quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế như sau:

Quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế:
a) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế;
b) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh kiểm soát thanh toán các khoản chi trồng rừng thay thế của chủ dự án và các tổ chức, cá nhân được giao chủ đầu tư trồng rừng thay thế theo quy định tại Mục 5 Chương II về quản lý thanh toán vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư cho dự án đầu tư công của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;
c) Tổ chức, cá nhân được giao chủ đầu tư trồng rừng thay thế thực hiện quyết toán theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Theo đó, để quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế theo quy định.

Việc quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế được thực hiện như thế nào?

Việc quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện để trở thành chủ dự án tự trồng rừng thay thế là gì?

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có quy định về điều kiện để trở thành chủ dự án tự trồng rừng thay thế như sau:

Chủ dự án tự trồng rừng thay thế
1. Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, điều kiện để trở thành chủ dự án tự trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.

Ai có thẩm quyền phê duyệt dự án tự trồng rừng thay thế? Hồ sơ thủ tục thực hiện thế nào?

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có quy định về thẩm quyền phê duyệt, hồ sơ, trình tự thủ tục để trở thành chủ dự án trồng rừng thay thế như sau:

Chủ dự án tự trồng rừng thay thế
...
2. Thẩm quyền phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Hồ sơ gồm:
a) Bản chính văn bản đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư này;
d) Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyên mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
đ) Bản sao tài liệu khác có liên quan (nếu có).
4. Trình tự thực hiện:
Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
...

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền Phương án trồng rừng thay thế.

Hồ sơ thực hiện dự án đầu tư bao gồm: Bản chính văn bản đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; Bản chính Phương án trồng rừng thay thế; Bản chính dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế; Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương chuyên mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và các bản sao các có liên quan...

Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Trân trọng!

Trồng rừng thay thế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trồng rừng thay thế
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện chủ trương trồng rừng thay thế đối với chủ dự án không tự trồng rừng thay thế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc quản lý, thực hiện trách nhiệm trồng rừng thay thế
Hỏi đáp pháp luật
Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Hỏi đáp pháp luật
Lập phương án trồng rừng thay thế được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ dự án đầu tư phải trồng rừng thay thế trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trồng rừng thay thế của chủ đầu tư
Hỏi đáp Pháp luật
Trồng rừng thay thế được hiểu thế nào? Kinh phí trồng rừng thay thế được xác định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trồng rừng thay thế
Huỳnh Minh Hân
2,363 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trồng rừng thay thế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào