Nội dung tuyên về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án của Tòa án
Theo Điều 19 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP (Có hiệu lực từ 01/12/2020) thì việc tuyên về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án của Tòa án được thực hiện như sau:
- Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa bằng một quyết định riêng và tuyên trong bản án. Việc tuyên trong bản án theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
- Trường hợp không có căn cứ để thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng thì Hội đồng xét xử tuyên trong bản án như sau: “Tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Quyết định số.... Ngày.... của Tòa án nhân dân.... về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời....”. Phần tuyên về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án không bị kháng cáo, kháng nghị. Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Chương VIII của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Ví dụ: Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đã ra Quyết định số 02/2020/QĐ-BPKCTT ngày 05-12-2020 của Tòa án nhân dân huyện A áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp để bảo đảm thi hành án trong vụ án X. Tại phiên tòa giải quyết vụ án X, Hội đồng xét xử xét thấy không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời này thì Hội đồng xét xử tuyên trong bản án như sau: “Tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Quyết định số 02/2020/QĐ-BPKCTT ngày 05-12-2020 của Tòa án nhân dân huyện A về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp”.
- Trường hợp nội dung của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được giải quyết trong bản án của Tòa án thì Hội đồng xét xử tuyên trong bản án như sau: “Kể từ ngày bản án này có hiệu lực pháp luật thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số... ngày... của Tòa án nhân dân... trong quá trình giải quyết vụ án bị hủy bỏ”.
Ví dụ: Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giao con cho cha trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên án về việc giao con cho mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Trường hợp này, nội dung của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được giải quyết trong bản án của Tòa án. Do đó, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về việc giao con cho cha trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục sẽ bị hủy bỏ kể từ ngày bản án đó của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?