Hiểu thế nào cho đúng về tự ý nghỉ việc 5 ngày trở lên trong tháng để sa thải?

Trong giờ làm việc, em có thường hay ra ngoài gặp khách hàng (khoảng 1 hoặc 2 giờ là về lại công ty) mà không báo cáo cho giám đốc nhiều lần. Vì em đang có xích mích giám đốc chi nhánh công ty, vì vậy giám đốc chi nhánh + đại diện công đoàn công ty lập 5 biên bản vi phạm với lý do tự ý bỏ việc ra ngoài liên tiếp 5 ngày (biên bản ghi nhận em vắng mặt). Dự kiến trong tuần sau công ty sẽ họp kỷ luật (có đại diện công đoàn) với hình thức sa thải do bỏ việc 5 ngày không lý do chính đáng. Sau khi lập biên bản, em có gửi mail báo giám đốc là ra ngoài gặp khách hàng 1 hoặc 2 giờ là về lại công ty chứ không phải cả ngày. Tuy nhiên họ không đồng ý và vẫn sẽ tiến hành họp kỷ luật. Vậy em muốn hỏi: Hiểu thế nào cho đúng về tự ý nghỉ việc 5 ngày trở lên trong tháng?

Khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau (Khoản 2 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP):

- Do thiên tai, hỏa hoạn;

- Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, ở đây khi người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng mà không có lý do chính đáng thì công ty có quyền kỷ luật sa thải.

Theo trình bày, trong giờ làm việc bạn hay ra ngoài gặp khách hàng tầm 1-2 tiếng, trường hợp ra ngoài như vậy có cần xin phép giám đốc hay không thì bạn cần xem lại quy định của công ty. Tuy nhiên, theo quan điểm thì tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng không đồng nghĩa với lý do tự ý bỏ việc ra ngoài liên tiếp 5 ngày (1-2h/ngày). Vì vậy, công ty sa thải bạn là chưa đủ cơ sở.

Trân trọng!

Chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ không phép có bị đuổi việc? Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được nhận trợ cấp thôi việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi công nhân chấm dứt hợp đồng lao động thì có phải trả lại nhà lưu trú trong khu công nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang nghỉ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được chấm dứt hợp đồng lao động khi không được trả lương đúng hạn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nghỉ việc người lao động có phải bàn giao công việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào khi chấm dứt hợp đồng lao động thì được kéo dài thời gian thanh toán nghĩa vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo cắt giảm nhân sự mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chấm dứt hợp đồng lao động
413 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào