Điều kiện đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mức thấp hơn

Em thấy bài viết của bên mình để doanh nghiệp có trường hợp được đóng bảo hiểm TNLĐ - BNN với mức 0.3% thấp hơn trước giờ bên em vẫn đóng. Làm thế nào để bên em được hưởng chính sách này? Có phải đáp ứng điều kiện gì không ạ? Nếu bây giờ bên em xin giảm thì có được truy lại tiền đã đóng từ đầu năm không ạ?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP thì:

Mức đóng BHTNLĐ-BNN với doanh nghiệp bình thường là 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau, doanh nghiệp được đóng với mức 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội:

- Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;

- Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Trường hợp đáp ứng các điều kiện để đóng BHTNLĐ-BNN với mức thấp hơn, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bao gồm:

- Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP;

- Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động được thực hiện bởi tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP.

Bạn đối chiếu quy định nêu trên với tình hình thực tế tại doanh nghiệp bên mình để nộp hồ sơ đề nghị. 

Lưu ý: Quy định này có hiệu lực từ ngày 15/7/2020. Do vậy, trường hợp doanh nghiệp bên mình nộp hồ sơ và được chấp thuận với mức đóng thấp hơn thì cũng không được trả lại tiền chênh lệch so với mức đóng bình thường từ đầu năm tới thời điểm được chấp thuận.

Trân trọng!

Bệnh nghề nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh nghề nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 05B-HSB văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Viêm phế quản mạn tính có phải là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là gì? Một năm khám mấy lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị bệnh trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp của người lao động năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây BNN có được khám phát hiện BNN hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh nghề nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
338 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bệnh nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào