Xử lý kỷ luật viên chức tự ý bỏ việc theo quy định mới
Trước đây, theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc sẽ bị xử lý như sau:
- Khiển trách: Trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng.
- Cảnh cáo: Trong trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng.
- Buộc thôi việc: Trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.
- Cảnh cáo: Trong trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng.
- Buộc thôi việc: Trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.
Tuy nhiên, theo Điểm b Khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì quy định về xử lý kỷ luật viên chức nêu trên đã bị bãi bỏ. Do đó hiện tại không có quy định cụ thể về trường hợp xử lý kỷ luật viên chức tự ý nghỉ việc.
Khoản 4 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc khi xử lý kỷ luật viên chức như sau:
Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
Do đó trường hợp của bạn phải căn cứ vào quy chế của trường, mức độ vi phạm, hậu quả, thái độ của viên chức,... để đưa ra biện pháp xử lý kỷ luật phù hợp.
Trân trọng!
Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc khi thực hiện hành vi nào?
Viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ bị xử lý như thế nào?
Viên chức bị xử lý kỷ luật với hình thức cách chức khi thực hiện hành vi nào?
Xử lý viên chức xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác khi thực hiện công việc
Xử lý viên chức lợi dụng hoạt động nghề nghiệp tuyên truyền chống phá pháp luật Nhà nước
Xử lý viên chức phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức
Xử lý viên chức phân biệt thành phần xã hội dưới mọi hình thức
Xử lý viên chức phân biệt đối xử dân tộc
Xử lý viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp tham gia dự thi tăng ngạch
Xử lý viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để tham gia đào tạo bồi dưỡng
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?