Dùng kích điện đánh cá có thể bị phạt tù?

Bạn của tôi sử dụng kích điện để đánh bắt cá bị cơ quan công an bắt và bị xử lý hành chính, nhưng bạn tôi vẫn chưa chấp hành quyết định xử phạt. Nếu sau đó mấy tháng sau lại tiếp tục bị bắt về hành vi sử dụng công cụ đánh bắt cá. Vậy bạn tôi có bị xử lý hình sự không?
Hành vi sử dụng kích điện để đánh cá là hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
 
Khoản 62 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (Sửa đổi Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015) quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:

Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;

- Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;

- Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;
 
...
 
Việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi dùng kích điện để đánh cá được hiểu là hành vi này đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, không phụ thuộc vào việc người vi phạm đã hoàn thành việc nộp phạt hay chưa.
 
Dựa trên thông tin cung cấp: Bạn của bạn đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi sử dụng kích điện để đánh cá, nay lại tiếp tục thực hiện hành vi này thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
 
Theo đó, có thể  bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
 
Trân trọng!
Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp pháp luật
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo quy định của Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chống đối lực lượng phòng chống dịch Covid-19 cẩn thận bị xử phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người nhưng nguyên nhân này thì sao ạ?
Hỏi đáp pháp luật
Va chạm giao thông làm người khác ngã chết người có bị kết tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người ở tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Xin hỏi về việc tai nạn giao thông dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe gây chết người phải chịu trách nhiệm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn chết người bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Thư Viện Pháp Luật
244 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm an toàn công cộng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào