Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền như thế nào trong việc xử phạt vi phạm hành chính?
Theo Điều 85 Nghị định 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/09/2020), có quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thi hành án dân sự cụ thể như sau:
1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, c và n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, c và n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, c và n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?