Quy định về xử lý hình sự trong trường hợp phạm tội đối với phụ nữ mang thai

Pháp luật hình sự quy định hình phạt như thế nào đối với các trường hợp phạm tội mà nạn nhân là phụ nữ?

Các quy định của Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã chú trọng tới việc thực hiện chính sách trong việc bảo vệ và hỗ trợ người phụ nữ như sau:
- Điểm h khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định hành vi phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;
- Điểm b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định người nào giết phụ nữ mà biết là có thai, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
- Điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc trường hợp phụ nữ đang có thai, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm;
- Điểm a điểm g khoản 2 Điều 111 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, làm nạn nhân có thai, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm;
- Điểm b khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi, làm nạn nhân có thai, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm;
- Điểm đ khoản 2 Điều 113 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, làm nạn nhân có thai, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm;
- Điều 130 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Hình phạt trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp mới nhất về Hình phạt trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao ở Việt Nam không có án tù 40 năm, 50 năm hay 100 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trả lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Những quy định pháp luật về ạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian chữa bệnh của tôi có được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Thi hành hình phạt tù đối với người phải thi hành án đang tại ngoại
Hỏi đáp pháp luật
Người bị nhiễm HIV có được tạm đình chỉ việc chấp hành hình phạt tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đưa người đi chấp hành hình phạt tù áp dụng từ 2020
Hỏi đáp pháp luật
Người chấp hành xong hình phạt tù có được vay vốn đào tạo nghề không?
Hỏi đáp pháp luật
Người chấp hành xong hình phạt tù dưới 18 tuổi có được hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hình phạt trách nhiệm hình sự
Thư Viện Pháp Luật
373 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hình phạt trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hình phạt trách nhiệm hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào