Viên chức sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?
Hiện nay, pháp luật không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức (trừ trường hợp đảng viên). Tuy nhiên, tại mỗi cơ quan, đơn vị có nội quy, quy chế làm việc riêng. Vì vậy bạn cần xem lại nội quy của cơ quan mình xem có quy định về vấn đề xử phạt viên chức sinh con thứ 3 hay không.
Theo quy định tại Khoản 1e Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Và theo Khoản 2 Điều 34 Luật này thì Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Về trợ cấp một lần khi sinh con:
Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Mức trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Trên đây là nội dung hỗ trợ về vấn đề của bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?