Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đối với các hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì bị xử lý như thế nào? Trích dẫn căn cứ mới nhất. Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên về vấn đề trên. Xin cảm ơn.

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 28/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2020) thì vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì bị xử lý như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:

a) Không công bố Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;

b) Không niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chi nhánh;

c) Không báo cáo việc thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo việc giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không có trình độ từ đại học trở lên;

c) Sử dụng người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không đủ 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

b) Không thực hiện phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:

a) Giao nhiệm vụ cho quá 03 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Giao nhiệm vụ cho chi nhánh không đúng theo quy định của pháp luật;

c) Chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ thực hiện vượt quá phạm vi nhiệm vụ được giao về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc thực hiện nhiệm vụ không đúng với quy định của pháp luật;

d) Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian bị tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng cung ứng lao động, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc sau khi đã nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

5. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp khác để tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

b) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp mình để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

c) Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho người đã từng quản lý một doanh nghiệp dịch vụ khác bị thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc cho người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

6. Hình thức xử phạt bổ sung

a) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm tại các điểm a, b, c khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 04 đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c khoản 2, điểm d khoản 4, điểm b, c khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu của người lao động và lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.

Để biết thêm thông tin về vấn đề trên bạn có thể tham khảo tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo bảo hiểm năm 2025 của doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
275 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào