CSDL liên ngành vùng đồng bằng sông Cửu Long trong kiến trúc Chính phủ ngành Tài nguyên và Môi trường được quy định thế nào?
Căn cứ Tiết 3 Mục IV Phụ lục 02 Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định CSDL liên ngành vùng đồng bằng sông Cửu Long trong kiến trúc Chính phủ ngành Tài nguyên và Môi trường như sau:
- Mục tiêu
Tạo lập hạ tầng thông tin, dữ liệu và hạ tầng tri thức vùng đồng bằng sông Cửu Long trên quan điểm tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực với tầm nhìn dài hạn, giải quyết đồng bộ bài toán tổng thể với sự phối hợp tham gia của tất cả các ngành kỹ thuật, kinh tế, xã hội và các phương tiện xử lý, phân tích, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu, phục vụ quản lý, điều hành, hoạch định chính sách, hỗ trợ ra quyết định, hướng tới người dân và doanh nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phạm vi
+ Triển khai tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long và các Bộ, ban, ngành có liên quan được nêu tại nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ; cung cấp thông tin, dữ liệu cho các tổ chức, doanh, nghiệp, cá nhân theo quy định của pháp luật;
+ CSDL liên ngành vùng đồng bằng sông Cửu Long được kết nối đến các CSDL của thành phố TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ;
+ CSDL liên ngành vùng đồng bằng sông Cửu Long được kết nối với CSDL của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
- Nội dung thông tin, dữ liệu
Hạ tầng không gian địa lý (nền địa lý, viễn thám), Quy hoạch vùng, Chỉ tiêu kinh tế - xã hội/ Cơ chế chính sách, Quan trắc, Dữ liệu cảnh báo, dự báo, giám sát, Thống kê, báo cáo, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp, Công nghiệp/Dịch vụ, Thông tin và Truyền thông, Biến đổi khí hậu, Khí tượng thủy văn, Tài nguyên nước, Môi trường, Biển và hải đảo, Dữ liệu địa chất khoáng sản công bố, Đất đai, Các dữ liệu chuyên ngành khác, Tập dữ liệu mở về đồng bằng sông Cửu Long.
- Chức năng, nghiệp vụ chủ yếu
+ Tạo lập, xây dựng, hoàn thiện nội dung cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương về đồng bằng sông Cửu Long;
+ Thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở triển khai các giải pháp tích hợp, quản lý đồng bộ, kết nối, liên thông với các hệ thống: cơ sở dữ liệu thành phần; cơ sở dữ liệu các bộ, ngành, địa phương; cơ sở dữ liệu của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Ủy hội sông Mê Công quốc tế và của các các cơ quan, tổ chức có liên quan; tích hợp kết quả của các nhiệm vụ, dự án thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP , Quyết định 593/QĐ- TTg, dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL) và các nhiệm, vụ, dự án có liên quan khác;
+ Xây dựng hạ tầng xử lý, tính toán, khai phá hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ hoạch định chính sách, phát triển bền vững của các địa phương, bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức;
+ Xây dựng, triển khai các giải pháp phân tích dữ liệu hỗ trợ công tác: dự báo, cảnh báo rủi ro thiên tai, sạt lở, sụt lún, xâm nhập mặn; kịch bản thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ứng phó thiên tai;
+ Xây dựng các ứng dụng phân tích dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, cung cấp dịch vụ công phát triển Chính phủ điện tử;
+ Xây dựng các ứng dụng chuyên ngành;
+ Tạo lập môi trường công bố, công khai, cung cấp, chia sẻ thông tin dữ liệu, các kết quả phân tích, xử lý thuận tiện, kịp thời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng theo quy định;
+ Xây dựng và cung cấp các dịch vụ thông tin dữ liệu, dịch vụ tính toán, phân tích, khai phá dữ liệu, chia sẻ tri thức theo nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Xây dựng tập dữ liệu mở về đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện cho cộng đồng có thể tiếp cận, sử dụng.
- Mối liên hệ với các HTTT/CSDL khác
+ Các nhóm thông tin cần kết nối, chia sẻ từ các HTTT/CSDL khác
++ Dữ liệu cấp vùng từ các bộ, ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải…;
++ Dữ liệu chi tiết từ 13 địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương tiếp giáp (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước);
++ Dữ liệu từ Ủy hội sông Mê Công Việt Nam, Ủy ban sông Mê Công quốc tế; từ các khu vực, quốc gia có liên quan;
++ Dữ liệu được cung cấp từ các nhiệm vụ, dự án, đề án thuộc Nghị quyết 120/NQ-CP , Quyết định 593/QĐ-TTg , dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL) và các nhiệm, vụ, dự án có liên quan khác;
++ Dữ liệu được thu nhận trực tiếp từ thiết bị quan trắc trên địa bàn.
+ Các nhóm thông tin phải chia sẻ cho các HTTT/CSDL khác
Cung cấp thông tin, dữ liệu về đồng bằng sông Cửu Long:
++ Thiết lập phòng dữ liệu, giám sát điều hành;
++ Cung cấp thông tin qua cổng thông tin dữ liệu: các loại số liệu, kịch bản, quy hoạch, các kết quả nghiên cứu, ...;
++ Cung cấp thông tin trên các bảng điện tử cố định;
++ Cung cấp thông tin qua điện thoại, thiết bị thông minh: Cuộc gọi, tin nhắn, các ứng dụng thông minh, …;
++ Cung cấp các giao tiếp phần mềm (API) cho các hệ thống khác;
++ Tập dữ liệu mở.
- Hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ
+ Hạ tầng CNTT: Sử dụng hạ tầng tập trung của Bộ;
+ Công nghệ chính: Big Data, công nghệ GIS.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?