Việt Nam có luật bảo vệ người chơi game nào hay không?
Hiện nay Việt Nam hiện chưa ban hành Luật người chơi game, vấn đề liên quan đến trò chơi điện tử trực tuyến được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Thông tư 24/2014/TT-BTTTT.
Trong hầu hết các sản phẩm trò chơi trực tuyến hiện nay, người tham gia đều phải cung cấp các thông tin cá nhân để tạo tài khoản như tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số chứng minh nhân dân,… Việc cung cấp trung thực các thông tin cá nhân sẽ giúp cho việc kiểm soát tài khoản cá nhân của người chơi được thuận lợi và an toàn hơn. Những thông tin này của bạn sẽ được bảo mật theo quy định tại điều 38 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT thì các trò chơi điện tử được phân ra cho các đối tượng người chơi ở những lứa tuổi khác nhau và có quyền lựa trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình, trường hợp doan nghiệp không điều chỉnh kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi được quy định như sau:
Khi có sở cứ kết luận việc phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi của doanh nghiệp đối với các trò chơi điện tử G2, G3, G4 không phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều này, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có văn bản yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại việc phân loại trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc.
Trường hợp doanh nghiệp không điều chỉnh kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có văn bản yêu cầu doanh nghiệp dừng cung cấp dịch vụ đối với trò chơi đó và thực hiện các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày văn bản nêu trên được ban hành mà doanh nghiệp không dừng phát hành theo yêu cầu, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử.
Từ những quy định trên có thể thấy, mặc dù hiện nay Việt Nam chưa có Luật bảo vệ người chơi game nhưng vẫn có các văn bản liên quan điều chỉnh về vấn đề này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?