Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đại diện thuộc Bộ ngoại giao
Theo Khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/3/2020) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đại diện thuộc Bộ ngoại giao như sau:
1. Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền hồ sơ xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam; xác định có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của pháp luật;
2. Bố trí viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ về quốc tịch thuộc thẩm quyền;
3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài;
4. Lưu giữ sổ quốc tịch, hồ sơ về quốc tịch;
5. Tổng hợp tình hình và thống kê các việc quốc tịch đã giải quyết báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quốc tịch theo thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?