Chính Phủ có trách nhiệm gì trong việc quản lý nhà nước về huy động lực lượng dự bị động viên?
Theo Điều 35 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 (Có hiệu lực từ 01/07/2020) trách nhiệm của Chính Phủ trong việc quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên, cụ thể như sau:
=> Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:
- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
- Quy định và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?