Trong xây dựng lực lượng dự bị động viên Bộ quốc phòng chi những công việc nào?
Theo Khoản 1 Điều 34 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 (Có hiệu lực từ 01/07/2020) Bộ quốc phòng chi những công việc trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên, cụ thể như sau:
- Đăng ký, quản lý và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị;
- Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực và huấn luyện tạo nguồn sĩ quan dự bị;
- Bảo đảm trang bị, phương tiện cho chỉ huy động viên; xây dựng trạm tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị của đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực;
- Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực;
- Bồi thường thiệt hại phương tiện kỹ thuật dự bị và các chi phí khác do đơn vị Quân đội nhân dân huy động phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
- Huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;
- Dự trữ trang bị quân sự cho lực lượng dự bị động viên trong phạm vi cả nước;
- Chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
- Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, sơ kết, tổng kết, bảo đảm trang bị vật chất phục vụ cho công tác xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự; bị động viên;
- Huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?