Đang bị tạm giam có được ủy quyền cho người thân rút tiền trong tài khoản ngân hàng?
Đối với vấn đề này chúng tôi xin đưa ra 02 hướng tư vấn như sau:
Trường hợp 1: Số tiền trong tài khoản ngân hàng của chồng hoàn toàn không liên quan đến công việc làm ăn.
Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì:
"Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự."
Theo quy định của pháp luật, ủy quyền là việc cho phép người khác nhân danh mình để thực hiện một công việc nào đó.
Ủy quyền rút tiền trong tài khoản ngân hàng cũng như vậy, trong trường hợp khách hàng gửi tiền ngân hàng nhưng đến khi đến hạn tất toán hợp đồng, khách hàng vì một số lý do nào đó mà không thể đến ngân hàng làm thủ tục tất toán thì có thể làm thủ tục ủy quyền rút tiền. Người được ủy quyền có thể thay thế người gửi tiền làm các thủ tục tất toán.
Tại Khoản 3 Điều 19 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 quy định:
"3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án."
Theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2014 thì:
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, trong trường hợp số tiền trong tài khoản ngân hàng của chồng hoàn toàn không liên quan đến công việc làm ăn. Trường hợp gia đình muốn rút tiền từ tài khoản ngân hàng của chồng bạn thì chồng bạn có thể làm thủ tục ủy quyền khi được chấp nhận của cơ quan thụ lý vụ án và lãnh đạo trại tạm giam.
Việc lập hợp đồng ủy quyền thì bạn cần yêu cầu công chứng viên đến trại tạm giam nơi chồng bạn bị giam giữ để phối hợp với trại tạm giam thực hiện.
Trường hợp 2: Số tiền trong tài khoản của chồng bạn có liên quan đến việc làm ăn.
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:
"1. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội."
Nếu số tiền trong tài khoản ngân hàng của chồng bạn có liên quan đến hành vi phạm tội thì sẽ bị phong tỏa tài khoản. Do đó, trường hợp này chồng bạn không thể ủy quyền cho bạn rút tiền trong tài khoản ngân hàng của mình được. Mục đích của việc phong tỏa tài khoản này nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản do phạm tội mà có.
=> Kết luận:
- Trường hợp số tiền trong tài khoản ngân hàng không liên quan đến việc phạm tội của chồng bạn thì chồng bạn được ủy quyền cho bạn rút số tiền đó.
-Trường hợp số tiền trong tài khoản trên liên quan đến việc phạm tội của chồng bạn thì sẽ không được ủy quyền cho người khác rút số tiền này nhằm tránh trường hợp tẩu tán tài sản.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của chúng tôi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?