Thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn liên quan đến tài sản trong phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt

Xin chào ban biên tập, cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn liên quan đến tài sản trong phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 81/2019/NĐ-CP thì Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn liên quan đến tài sản và nguồn tài nguyên kinh tế liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:

- Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 11 của Nghị định này;

- Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Đơn vị đầu mối phối hợp với Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của nghị quyết Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, phù hợp với Nghị định này và pháp luật liên quan; hướng dẫn và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý áp dụng ngay hoặc hủy bỏ ngay việc áp dụng các biện pháp theo quy định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có liên quan; thông báo cho Cơ quan đầu mối quốc gia về các trường hợp đã áp dụng thành công hoặc không thành công các biện pháp này đối với các tổ chức, cá nhân bị chỉ định;

- Cơ quan đầu mối quốc gia và các Đơn vị đầu mối phải chia sẻ ngay trên cổng thông tin điện tử và bằng văn bản các thông tin về tài sản liên quan đến tổ chức, cá nhân bị chỉ định và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; hướng dẫn về nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt cho các tổ chức tài chính và các cá nhân hoặc tổ chức khác, bao gồm cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan;

- Cơ quan đầu mối quốc gia và các Đơn vị đầu mối cho phép tiếp tục được nhận bổ sung các khoản thanh toán lãi, thu nhập khác hoặc chi trả theo hợp đồng, thỏa thuận hoặc nghĩa vụ phát sinh trước khi bị đình chỉ vào tài khoản bị phong tỏa bởi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với điều kiện là những khoản này cũng bị phong tỏa;

- Cơ quan đầu mối quốc gia và các Đơn vị đầu mối cho phép thanh toán từ tài khoản bị phong tỏa những khoản theo hợp đồng có trước đó với điều kiện hợp đồng không liên quan đến những hàng hóa bị cấm, vật liệu, thiết bị, công nghệ, hỗ trợ, đào tạo, hỗ trợ tài chính, đầu tư, môi giới hoặc dịch vụ được đề cập trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có liên quan; xác định tiền thanh toán không được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho những đối tượng bị chỉ định theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; Cơ quan đầu mối quốc gia phải thông báo cho Ủy ban trừng phạt được thành lập theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc thực hiện hoặc nhận các khoản thanh toán hoặc giải tỏa tài sản trong thời hạn 10 ngày trước khi thực hiện hoặc ủy quyền thực hiện;

- Tổ chức, cá nhân có thể nộp đơn lên Đơn vị đầu mối để xin phép bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đối với các tài sản bị phong tỏa liên quan đến tổ chức, cá nhân bị chỉ định theo trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Dân sự; khi có đủ căn cứ để xem xét, Đơn vị đầu mối thông báo cho Cơ quan đầu mối quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép trình vấn đề này lên Ủy ban trừng phạt được thành lập theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc quyết định;

- Trường hợp khi có giấy phép của Ủy ban trừng phạt thành lập theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Cơ quan đầu mối quốc gia sẽ thông báo giải tỏa đối với các tài sản bị phong tỏa của tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức, cá nhân bị chỉ định; yêu cầu không được phép sử dụng tài sản đó tài trợ cho việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc có thể tạo điều kiện cho các tài sản đó sử dụng vào các mục đích khác có liên quan, hoặc có thể thu hồi giấy phép bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên thứ 3 đối với tài sản bị phong tỏa do Ủy ban trừng phạt cấp trong trường hợp xét thấy tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật có liên quan;

- Tổ chức, cá nhân khác có tài sản bị phong tỏa do liên quan đến tổ chức, cá nhân bị chỉ định có thể nộp đơn lên Đơn vị đầu mối để xin phép xử lý đối với hàng hóa đông lạnh;

- Khi xác nhận tổ chức hay cá nhân bị phong tỏa nhầm do tên trùng hoặc gần giống tên của các tổ chức hay cá nhân bị chỉ định hoặc không liên quan tới tổ chức hay cá nhân bị chỉ định, Đơn vị đầu mối thông báo cho Cơ quan đầu mối quốc gia biết và công khai giải toả tài sản của các cá nhân hay tổ chức bị phong tỏa nhầm;

- Các đối tượng thuộc danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định; các trường hợp được đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định hoặc tài sản bị tạm ngừng lưu thông, phong tỏa hoặc được giải tỏa thuộc đối tượng trong danh sách bị chỉ định được đăng tải chính thức trên trang điện tử của Cơ quan đầu mối quốc gia của Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng để các tổ chức tài chính, cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan và các tổ chức, cá nhân nắm giữ tài sản của người bị chỉ định biết, phối hợp với Đơn vị đầu mối, cơ quan đơn vị có liên quan giải quyết theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

- Cơ quan đầu mối quốc gia chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp cận tài sản bị phong tỏa ở nước ngoài khi Việt Nam xác định có những trường hợp ngoại lệ do các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc quy định và phù hợp với các quy trình nêu trong các nghị quyết.

Trên đây là quy định về thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn liên quan đến tài sản trong phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Trân trọng!

Biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp bắt người nào được xem là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo lĩnh và bảo lãnh là gì? Bảo lãnh và bảo lĩnh khác gì nhau?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là cấm đi khỏi nơi cư trú? Ai có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp ngăn chặn theo BLTTHS 2015?
Hỏi đáp pháp luật
Áp dụng biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp pháp luật
Hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp pháp luật
Không có biện pháp ngăn chặn phương tiện qua những đoạn đường bị ngập bị xử phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp ngăn chặn
Hồ Văn Ngọc
339 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biện pháp ngăn chặn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp ngăn chặn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào