Trường hợp xâm phạm tính mạng, phá hủy tài sản nhưng không truy cứu tội khủng bố
Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP (có hiệu lực từ 01/12/2019) quy định cụ thể như sau:
3. Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng không nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố mà tùy từng trường hợp cụ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.
Ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Văn A đã giết và phân xác chị Nguyễn Thị C ra làm nhiều phần rồi đem đi phi tang. Hành vi của Nguyễn Văn A gây hoang mang trong dư luận, nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội A không nhằm mục đích gây hoảng sợ trong công chúng mà chỉ nhằm trả thù cá nhân. Do đó, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật Hình sự.
=> Như vậy, với hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng không nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố.
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?