Con riêng với cha dượng/mẹ kế phải ở chung mới được thừa kế di sản của nhau?
Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được chia thừa kế theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
Việc xác định có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con thì cần căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Điều 69, 70, 71, 72), trong đó, phải đánh giá một cách toàn diện các yếu tố như: bố dượng, mẹ kế hàng tháng có trả tiền nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm lo đến việc học tập, giáo dục con, thương yêu con... hoặc nếu bố dượng, mẹ kế không đủ điều kiện sinh sống ở mức độ trung bình ở địa phương thì con riêng đã chu cấp tiền nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng... Đồng thời, mức độ quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con phải đảm bảo được cuộc sống của họ.
Do vậy, căn cứ quy định nêu trên thì con riêng, bố dượng, mẹ kế chỉ cần có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế như cha, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau, không bắt buộc những người này phải sống chung.
Trên đây là nội dung quy định tại Mục 8 Phần III Công văn 212/TANDTC-PC 2019.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Phạm nhân khi sinh hoạt trong cơ sở giam giữ có được sử dụng quần áo do người nhà gửi lên không?
- Đoàn viên công đoàn có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/09/2022 bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ như thế nào?
- Đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước 30/9/2022 được hỗ trợ như thế nào?
- Người đến thăm gặp phạm nhân có được tự ý ở lại nơi thăm gặp của cơ sở giam giữ phạm nhân không?
- Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật sẽ được cấp trong thời hạn bao lâu?