So sánh chế độ thai sản của chồng khi vợ có và không tham gia bảo hiểm xã hội
Trường hợp: vợ sinh con có tham gia bảo hiểm xã hội
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Theo quy định trên, chỉ cần lao động nam đang đóng BHXH và có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chế độ thai sản đối với nam giới:
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp: vợ sinh con không tham gia bảo hiểm xã hội
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH năm 2016 có nội dung hướng dẫn như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện đối với cả trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
Theo đó, Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
....
Mức hưởng chế độ thai sản cho cả 2 trường hợp trên được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Như vậy, có thể kết luận:
Chồng được hưởng chế độ thai sản nếu vợ không tham gia bảo hiểm xã hội khi chồng đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
Trường hợp cả hai vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng chỉ cần đang tham gia bảo hiểm xã hội (không biết thời gian tham gia bảo hiểm xã hội) và vợ sinh con thì chồng được hưởng chế độ thai sản.
Tóm tắt:
Chồng hưởng chế độ thai sản |
Vợ có tham gia bảo hiểm xã hội |
Vợ không tham gia bảo hiểm xã hội |
Điều kiện |
Đang đóng BHXH và vợ sinh con |
Đóng BHXH 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh con |
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản |
5 ngày/ 7 ngày/ 10 ngày/ 14 ngày |
Không có |
Tiền hưởng chế độ thai sản |
Mức hưởng = Mức đóng bình quân 6 tháng trước khi nghỉ/ 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ. |
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 1 ha đất bằng bao nhiêu m2? Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung nào?
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?