Thực hiện giám định đối với sản phẩm văn hóa
Căn cứ Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL (Có hiệu lực ngày 15/11/2019) quy định việc thực hiện giám định đối với sản phẩm văn hóa cụ thể như sau:
- Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định (sản phẩm văn hóa) và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định trên cơ sở các yêu cầu sau đây:
+ Xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa;
+ Xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa.
Lưu ý: Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Biên bản xem xét đối tượng giám định thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL.
- Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL.
Trên đây là quy định việc thực hiện giám định đối với sản phẩm văn hóa.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 01/7/2025, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi có được hưởng chế độ thai sản không?
- Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính mới nhất hiện nay?
- Từ 1/7/2025, hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của BHXH bắt buộc gồm những gì?
- Danh mục 107 loài cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam hiện nay?