Trình độ khi kết thúc cấp độ A2.S chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng anh thực hành

 Trình độ khi kết thúc cấp độ A2.S chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng anh thực hành được quy định như thế nào? Mong sớm nhận phản hồi. 

 Trình độ khi kết thúc cấp độ A2.S chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng anh thực hành quy định tại Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT quy định Chương trình giáo dục thường xuyên tiếng Anh thực hành. cụ thể như sau:

Trình độ khi kết thúc cấp độ A2.S

– Có thể tham gia các cuộc hội thoại ngắn về những vấn đề thường nhật.

– Có thể giao tiếp về những nhu cầu cơ bản, miêu tả một tình huống, kể một câu chuyện đơn giản, sử dụng đa dạng các từ/cụm từ đơn lẻ và các câu ngắn đơn giản. Khó khăn về phát âm có thể vẫn cản trở giao tiếp. Vẫn cần một số sự trợ giúp.

– Có thể sử dụng một số từ liên kết (ví dụ: and, but, first, next, then, because).

– Có đủ vốn từ vựng sử dụng trong các giao tiếp rất thông thường hàng ngày.

– Có thể sử dụng các phương tiện liên kết ngôn bản (and, but, first, next, then, because…).

– Có thể trao đổi qua điện thoại những nội dung ngắn, đơn giản, có thể đoán trước.

Điều kiện để thực hiện thành công giao tiếp

– Giao tiếp mặt đối mặt, với từng người đối thoại hoặc trong nhóm đối thoại quen thuộc, biết hỗ trợ nhau.

– Tốc độ nói từ chậm đến trung bình.

– Giao tiếp bằng lời nói được hỗ trợ thường xuyên bởi ngôn ngữ cử chỉ và hình ảnh. Người cùng tham gia giao tiếp thường phải hỗ trợ thêm.

– Chủ đề giao tiếp là những chủ đề thông thường, quen thuộc hàng ngày.

– Nếu giao tiếp qua điện thoại thì thường là các đoạn trao đổi ngắn, đơn giản.

– Mệnh lệnh và hướng dẫn thường chỉ bao gồm ba, bốn bước và thường kèm theo hỗ trợ ngôn ngữ cử chỉ hoặc dấu hiệu, hình ảnh.

– Ngôn từ người nói thường được dẫn dắt bởi những câu hỏi cụ thể của người đối thoại.

Nội dung cần dạy/học để đạt được các yêu cầu của kỹ năng NÓI cấp độ A1.S và A2.S.

Kiến thức, kỹ năng, chiến lược cần dạy:

– Khả năng phát âm sao cho người đối thoại hiểu được, đạt hiệu quả về giao tiếp.

– Cấu trúc ngữ pháp và từ vựng liên quan đến những thông tin cá nhân cơ bản (dân tộc, quê hương, ngôn ngữ thứ nhất, địa chỉ, ngày sinh, tuổi, điện thoại); thời gian, ngày tháng, tiền tệ, trường học, đồ đạc trong phòng học, cơ sở vật chất cộng đồng, nghề nghiệp và việc làm, tình trạng hôn nhân, gia đình riêng, nhà ở, sở thích về ăn uống, thời tiết, quần áo, các mùa trong năm vv…

– Cấu trúc ngữ pháp và từ vựng liên quan đến đơn vị đo thời gian cơ bản, trình tự thời gian, từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc, nhu cầu, mong muốn, kể lại những trải nghiệm cá nhân, miêu tả người, đồ vật, tình huống và các thói quen hàng ngày.

– Khả năng sử dụng trôi chảy tập hợp các cách diễn đạt, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng thuộc loại khuôn mẫu có sẵn trong các tình huống giao tiếp thực (au-thentic).

– Năng lực ứng xử phi ngôn ngữ có hiệu quả và phù hợp.

– Kiến thức về giao tiếp bằng lời nói trong các sự kiện và tình huống riêng biệt như trao đổi giữa sinh viên và giáo viên, giữa người bán hàng với khách mua hàng.

– Kiến thức về các chuẩn ngôn ngữ xã hội và thông tin về văn hóa xã hội/ước định về phép lịch sự liên quan đến năng lực và chủ đề giao tiếp; các kỹ năng liên quan đến giao tiếp tương tác (interac-tional) (ví dụ: đáp lại một lời giới thiệu, hướng dẫn và chỉ dẫn, thu hút sự chú ý, yêu cầu nhắc lại; trao đổi về tuổi tác, thu nhập, hôn nhân, con cái, sở thích về ăn uống, vv).

– Kiến thức về nội dung, ngôn ngữ, hình thức ngôn bản liên quan đến những tình huống cụ thể (ví dụ: ở ngân hàng).

– Một số kiến thức và kỹ năng có liên quan khác (ví dụ: kỹ năng/chiến lược học, ghi nhớ một cách có hiệu quả các cụm từ các cách diễn đạt).

– Kỹ năng hợp tác nhóm để hoàn thành công việc (ví dụ: thực hành theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định).

Kiến thức nền và sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện thành công một bài tập/nhiệm vụ NÓI cấp độ A1.S và A2.S:

– Hiểu biết về nhiệm vụ và mục đích giao tiếp.

– Hiểu biết về người đối thoại/cử tọa.

– Kiến thức về nội dung/chủ đề và vốn từ vựng liên quan.

– Kiến thức về hình thức ngôn bản phù hợp cho một nhiệm vụ giao tiếp đơn giản nhất định.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Chương trình giáo dục thường xuyên
Hỏi đáp mới nhất về Chương trình giáo dục thường xuyên
Hỏi đáp pháp luật
Hình thức đánh giá học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh giá thường xuyên học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học là như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh giá định kì học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của giáo viên môn học trong việc đánh giá học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học
Hỏi đáp pháp luật
Mẫu học bạ chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mẫu sổ theo dõi và đánh giá học viên trung học cơ sở học chương trình giáo dục thường xuyên
Hỏi đáp pháp luật
Mẫu học bạ trung học phổ thông chương trình giáo dục thường xuyên
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chí hiểu biết chương trình giáo dục thường xuyên trong Chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng anh thực hành
Hỏi đáp pháp luật
Chương trình giáo dục thường xuyên
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chương trình giáo dục thường xuyên
Thư Viện Pháp Luật
183 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chương trình giáo dục thường xuyên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào