Có phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài?
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2012
- Luật Việc làm 2013
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP
Theo quy định tại khoản 1 điều 43 Luật Việc làm 2013 các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp là:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, có xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật việc làm thì “ Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.”
Theo đó, chỉ người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và có tham gia hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì mới phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng là người nước ngoài không phải công dân Việt Nam, làm việc tại Việt Nam thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bởi vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài, người lao động không được hưởng các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp cũng như trợ cấp thất nghiệp.
Căn cứ điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động quy định như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi HĐLĐ chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động
Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, công ty bạn muốn cho người lao động này thôi việc do người lao động này không đáp ứng được các yêu cầu công việc. Do bạn không nói rõ hành vi của người lao động trong trường hợp này nên chúng tôi không thể xác định rõ công ty bạn có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không và chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào.
Nếu trong trường hợp công ty của bạn và người lao động nước ngoài chấm dứt hợp đồng hợp pháp mà không phải trường hợp sa thải hoặc thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp thì Công ty bạn phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Mức chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?