Các trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình về tham nhũng
Theo Điều 14 Nghị định 59/2019/NĐ-CP (có hiệu lực 15/8/2019) đã quy định cụ thể như sau:
"1. Trong quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định tạm đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;
b) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện trách nhiệm giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình.
2. Người thực hiện trách nhiệm giải trình tiếp tục thực hiện việc giải trình khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn.
3. Người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau:
a) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;
b) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;
c) Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình."
Như vậy, nếu người yêu cầu giải trình qua đời mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ thì trong trường hợp này việc giải trình được tạm đình chỉ. Nhưng khi xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình thì bạn vẫn có trách nhiệm giải trình.
Còn nếu người yêu cầu giải trình không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ thì yêu cầu giải trình bị đình chỉ và bạn không có trách nhiệm phải giải trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với vốn đầu tư công đối với Tổng cục Hải quan được thực hiện như thế nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động .......... và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên gì?
- Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách cần những điều kiện gì?
- Dấu hiệu cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo pháp luật Hình sự?